Đạo đức kinh của Lão Tử được xem là một trong những tác phẩm văn học có giá trị rất lớn nêu lên những triết lý ngắn gọn nhất, thâm sâu nhất về toàn bộ các quy luật vận hành của đời sống con người của xã hội và của vũ trụ. Tại Việt Nam, bản dịch sát nhất, phổ biến nhất của Đạo Đức Kinh là bản dịch của Nguyễn Hiến Lê. Và hiện tại, cuốn sách này đang được phát hành tại nhà sách Bizbooks nằm trong bộ sách “Bách gia tranh minh - Bộ 8 cuốn sách quý hiếm của Nguyễn Hiến Lê”.

Lão tử là ai? 

Cuộc đời/tiểu sử của Lão Tử

Lão Tử (theo truyền thuyết là một kiếp giáng trần của Thái Thượng Lão Quân). Ông là một hiện tượng nổi bật trong lịch sử triết học của nhân loại, với sự ảnh hưởng ngang tầm với Khổng Tử. 

Lão Tử là một triết gia và một nhà tư tưởng vĩ đại, ông có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với triết học Phương Đông. Tuy nhiên, tiểu sử về Lão Tử lại khá mơ hồ và rất phức tạp. Thậm chí nhiều giả thuyết còn có nghi ngờ về sự xuất hiện của ông là không có thực. Vì vậy, có nhiều rất nhiều truyền thuyết về Lão Tử thậm chí trong dân gian, ông còn được xem là một vị thần thánh, một vị thần tiên.

Theo sử ký Tư Mã Thiên: “Lão Tử người làng Khúc Nhân, hương Lệ, huyện Hỗ, nước Sở (thuộc tỉnh Hồ Nam hiện nay); họ Lý tên Nhĩ, tên tự là Bá Dương, tên thụy (tên khi chết) là Đam; làm quan sử, giữ kho chứa sách của nhà Chu.” Chưa có tư liệu nào nói đến chính xác về năm sinh, năm mất của Lão Tử, chỉ biết rằng ông sống vào khoảng 580 – 500 TCN cùng thời với Khổng Tử. 

Tư Tưởng của Lão Tử

Toàn bộ tư tưởng của Lão Tử được trình bày rất rõ nét thông qua tác phẩm Đạo Đức Kinh. Lão Tử lần đầu tiên dùng hình thức tư duy lý luận sáng lập hệ thống lý luận tư tưởng chính trị, triết học rất hoàn chỉnh, trở thành vị thuỷ tổ của phái Đạo gia. Những tư tưởng này đã vượt xa khỏi biên giới Trung Quốc, và có ảnh hưởng sâu sắc đến rất nhiều nước Phương Đông trong đó có Việt Nam. 

Đạo gia là do Lão Tử khai sáng. Những triết lý và tư tưởng lớn đều được thể hiện thông qua tác phẩm “Đạo đức kinh của Lão Tử”. Trong đó, học thuyết vô vi là hạt nhân của hệ tư tưởng Lão Tử trong đó bao hàm hai quan điểm:  Thiên đạo vô vi quan (Đạo pháp tự nhiên) và Nhân đạo vô vi quan (Đạo xử thế ở đời).Theo ông “đạo” là “mẹ của vạn vật”, và đây là khởi thủy của vũ trụ. Chính vì vậy, mở đầu cuốn sách lão tử đạo đức kinh ông đã viết:  “Đạo khả đạo phi thường Đạo, danh khả danh phi thường danh” (Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi “đạo” thì không phải là cái tên vĩnh cửu, bất biến).

Những triết lý, nhân sinh quan học hỏi được từ lão tử 

Chủ thiết về triết lý, nhân sinh quan học của Lão Tử hoàn toàn khác với các triết gia cùng thời. Nếu như Khổng Tử,  Mặc Tử, Hàn Phi Tử theo đuổi con đường sự nghiệp “hữu vi” (tư hữu), Thì Lão Tử lại đề cao tư tưởng, chủ trương “vô vi”, “vô dục”, “vô tư”, thuận theo tự nhiên. Thông qua tác phẩm “đạo đức kinh của Lão Tử” ông dùng  “Đạo” truyền đạt lại rất nhiều triết lý nhân sinh cho con người đồng thời giải thích về mọi sự thiên biến, vạn hóa trong vũ trụ này. 

Lão Tử khuyên con người ta nên tuân theo quy luật “quân bình”, có nghĩa là: “không nên làm điều gì vượt quá giới hạn” mà phải “biết đủ, biết dừng”. Đây được xem một trong những luận điểm có giá trị rất lớn trong triết lý nhân sinh của ông để lại cho hậu thế về quy tắc ứng xử. Lão Tử nhấn mạnh “biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy”. 

“Thắng người là có sức, thắng mình mới là mạnh” là một chân lý sâu sắc của Lão Tử trong triết lý nhân sinh cho con người. Theo đó, việc thắng được chính mình mới là cái khó mà mỗi con người ta theo đuổi. 

Triết lý nhân sinh của Lão Tử rất cô đọng, súc tích giúp con người hình thành một triết lý sống, nghệ thuật đối nhân xử thế khôn ngoan.

Giới thiệu về sách Lão Tử và bộ sách Bách Gia Tranh Minh

Giới thiệu về cuốn sách đạo đức kinh của lão tử

Đạo Đức Kinh là một trong những cuốn sách rất hay nằm trong bộ sách: “Bách Gia Tranh Minh” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê. Quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN. Cuốn sách bày rõ ràng một vũ trụ quan làm cơ sở cho một nhân sinh quan và một chính trị quan theo quan điểm mới mẻ của Lão Tử. Cuốn sách gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, được chia làm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh.

  • Thượng Kinh có tất cả là 37 chương, bắt đầu bằng câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo”. Thượng Kinh luận về chữ “Đạo” nên được gọi là “Đạo Kinh”.
  • Hạ Kinh có tất cả là  44 chương, bắt đầu bằng câu: “Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức”. Trong Phần này  bàn luận về chữ “Đức” nên được gọi là “Đức Kinh”.

Giới thiệu về bộ sách Bách Gia Tranh Minh

Bộ sách Bách Gia Tranh Minh của dịch giả Nguyễn Hiến Lê là một trong những bộ sách quý hiếm dành riêng cho những ai đủ Tâm - Tầm - Trải - Ngẫm. Bộ sách gồm 8 cuốn là: Hàn Phi Tử, Khổng Tử, Lão Tử, Liệt Tử Dương Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử, Trang TửTuân Tử.

Bách Gia Tranh Minh là những hệ triết lý, hệ tư tưởng trong giai đoạn nở rộ tri thức. của triết học Trung Hoa tư tưởng: “Nho gia”, “Đạo gia”, “Pháp gia”, “Binh gia”, “Mặc gia”…Những hệ thống trong đạo triết lý nhân sinh này đã để lại rất nhiều giá trị và cho đến nay, chúng vẫn luôn tồn, tại, phát triển và được người đời coi trọng,...

Xem thêm: thông tin chi tiết trọn bộ Bách Gia Tranh Minh tại đây,...

Với bài viết trên đây, hy vọng chúng sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về cuốn sách đạo đức kinh của lão tử. Và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cuốn sách, khám phá về những nội dung giá trị bên trong cuốn sách thì có thể tham khảo qua bản Lão Tử đạo đức kinh pdf của Bizbooks