Tâm lý học là lĩnh vực ngày càng được quan trong trong những năm gần đây. Hiện nay cũng có khá nhiều cơ sở giáo dục Đại học tại Việt Nam thực hiện giảng dạy chuyên ngành này. Ngành tâm lý học có dễ xin việc không là câu hỏi của nhiều sinh viên trước ngưỡng của lựa chọn định hướng tương lai. Tuy nhiên nếu thực sự không nắm vững kiến thức thì bất cứu ngành nghề nào cũng có thể thất nghiệp. Cùng Bizbooks tìm hiểu về những cơ hội cho người cầm bằng tâm lý học trong bài viết dưới đây nhé.

Ngành tâm lý học đào tạo gì? Học tâm lý học ra trường làm gì?

Để trả lời cho câu hỏi ngành tâm lý học có dễ xin việc không thì cần phải xác định đến nhiều yếu tố khác nhau như chương trình học của ngành này có tính ứng dụng trong xã hội với nhu cầu lớn không. 

Tâm lý học là gì?

Chương trình học tâm lý học rất đa dạng, tùy thuộc vào các mảng nhỏ trong lĩnh vực tâm lý học. Người ta thường chia nhỏ tâm lý học thành những mảng nhỏ sau: tâm lý học lâm sàng, tâm lý giáo dục, tâm lý học xã hội, tâm lý học hành vi và nhiều mảng khác nữa, hành vi cũng như là nhận thức của một con người. Ngành tâm lý học được ứng dụng ở rất nhiều mảng trong đời sống xã hội từ kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế,...

Trong lĩnh vực tâm lý học, người ta chia ra thành các mảng nhỏ như: tâm lý học lâm sàng, tâm lý học giáo dục, tâm lý học xã hội, tâm lý học hành vi và nhiều mảng khác.

Tâm lý học là gì?

Học tâm lý học ra làm những công việc gì?

Sau khi tốt nghiệp, nếu sinh viên học ngành tâm lý học có đủ kiến thức và kinh nghiệm thức tế cơ hội làm việc sẽ rộng mở. Dưới đây là một số công việc mà người có bằng tâm lý có thể đảm nhận.

  • Nhà tâm lý học lâm sàng
  • Chuyên viên tham vấn và trị liệu
  • Chuyên gia tâm lý giáo dục
  • Nhà nghiên cứu tâm lý học
  • Chuyên gia tâm lý học tổ chức
  • Chuyên viên nhân sự
  • Nhà tâm lý học xã hội
  • Chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực pháp y

Học tâm lý học ra làm những công việc gì?

Xem thêm: Ngành tâm lý học trường nào? Điểm danh những trường có tiếng về chất lượng đào tạo

Ngành tâm lý học có dễ xin việc không?

Ngành tâm lý học được coi là ngành có tiềm năng làm việc cao, tuy nhiên mức độ xin việc của người tốt nghiệp ngành này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như định hướng chuyên ngành và kỹ năng thực tế người này có được từ trên trường lớp cũng như trong thực tế. 

Các lĩnh vực cần đến nguồn nhân lực tâm lý học như tư vấn tâm lý, trị liệu và tâm lý học giáo dục đang có nhu cầu lớn, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày càng quan tâm đến những vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần.  

Một số lĩnh vực khác cần đến tâm lý học ứng dụng như nhân sự, tiếp thị, nghiên cứu thị trường ngày càng sôi động. Tuy nhiên để có thể tìm việc dễ dàng hơn, người học ngành này cần chủ động học hỏi, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn, có bằng cấp cao, kỹ năng thực hành tốt cùng với đó là khả năng thích ứng với nhiều công việc khác nhau. Như vậy có thể nói, câu hỏi ngành tâm lý học có dễ xin việc không khá khó trả lời bởi nó tùy thuộc vào năng lực và trình độ của mỗi cá nhân.

Ngành tâm lý học có dễ xin việc không?

Mức lương ngành tâm lý học giao động như thế nào?

Ngoài việc được làm việc trong lĩnh vực mà mình đam mê và yêu thích thì mỗi cá nhân cũng cần phải có nguồn thu nhập để đáp ứng những nhu cầu khác trong cuộc sống. Nhất là trong thời đại ngày nay, nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở việc có ăn có mặc mà phải là ăn ngon mặc đẹp do đó ai cũng mong muốn tìm được công việc với mức thu nhập cao và ổn định.

Tại Việt Nam, mức lương của ngành Tâm lý học có sự dao động tuỳ thuộc vào lĩnh vực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và địa điểm công tác. Dưới đây là tổng hợp mức lương trung bình với các vị trí trong chuyên ngành tâm lý học mà bạn có thể tham khảo.

  • Nhà tâm lý học lâm sàng: Thu nhập của vị trí này có thể dao động từ 10-20 triệu đồng/ tháng đối với những người có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm. Những người có kinh nghiệm nhiều hơn thì mức thu nhập có thể lên tới 40 triệu đồng / tháng.
  • Chuyên viên tư vấn tâm lý học đường: Mức lương khởi điểm của vị trí này dao động khoảng 8 đến 15 triệu đồng/ tháng.  Mức thu nhập này có thể tăng thuỳ theo vị trí và kinh nghiệm.
  • Chuyên gia tâm lý tại các doanh nghiệp (tâm lý tổ chức): Mức lương của vị trí này có thể dao động từ 12 đến 25 triệu đồng/tháng, với các vị trí cao hơn có thể đạt tới mức 40 triệu đồng/ tháng.
  • Giảng viên ngành tâm lý: Tại Việt Nam, nhìn chung mức lương cho ngành giáo dục vẫn còn khiêm tốn hơn so với các vị trí khác, do đó mức lương khởi điểm của giảng viên tâm lý dao động khoảng từ 10 đến 20 triệu đồng/ tháng, tuỳ vào vị trí và cấp bậc giảng dạy của giảng viên đó.

Mức lương ngành tâm lý học giao động như thế nào?

Có thể thấy thu nhập của ngành này khá cao so với các ngành khác. Ngành này cũng có xu hướng tăng cao doanh thu khi mà vị trí cũng như kinh nghiệm được nâng cao trong quá trình công tác.

Các nhà tâm lý học cũng hoàn toàn có thể trở thành các nhà viết sách để chia sẻ những kiến thức tâm lý giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về bản chất con người trong cuộc sống này.

Hãy tham khảo thêm: Tủ sách tâm lý học của Bizbooks

Với sự phát triển của xã hội, sức khỏe thể chất và tinh thần là yếu tố được quan tâm rất lớn. Xu hướng nghiên cứu và học tập của ngành tâm lý học tại Việt Nam ngày càng mở rộng với người học. Mong rằng những thông tin từ bài viết là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi ngành tâm lý học có dễ xin việc không, đồng thời cũng nguồn tham khảo hữu ích với bạn trong quá trình lựa chọn định hướng của bản thân.