Thiên “Hiển học” sách Hàn Phi Tử viết: “Hiển học ở đời có Nho và Mặc”. Câu văn ngắn gọn này đã cho thấy được tầm vóc của Mặc gia có thể sáng ngang với Nho gia của Khổng Tử. Hay trích đoạn trong Nho Gia Mạnh Tử cũng có câu"Thiên hạ chi ngôn, bất quy Dương (Dương Chu) tắc quy Mặc (Mặc Tử)",...Những điều này có thể cho thấy tư tưởng Mặc gia từng trải qua huy hoàng, và rất được người đời kính trọng. Mặc gia là tư tưởng do Mặc Tử khai sáng, những triết lý, quan điểm học thuyết liên quan này đều được nhắc đến rất chi tiết thông qua cuốn sách Mặc Tử và Biệt Mặc. 

Đến với bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về tư tưởng, triết lý nhân sinh quan học hỏi được từ Mặc Tử thông qua cuốn sách Sách Mặc Tử và Biệt Mặc.

Mặc Tử là ai?

Cuộc đời/tiểu sử Mặc Tử

Mặc Tử tên thật là Mặc Địch, người nước Lỗ, thời Chiến Quốc. Đến nay, năm sinh, năm mất của Mặc Tử vấn chưa rõ chỉ biết ông sinh vào khoảng thời sau Khổng Tử trước Mạnh Tử. Ban đầu ông theo học Đạo Nho nhưng về sau ông lại có những quan điểm và tư tưởng riêng, Mặc Tử cho rằng: “Nhân nghĩa của nhà Nho gần như lẩm cẩm, Lễ nhạc của nhà Nho quá ư phiền toái” nên ông đã tự khởi xướng ra học thuyết mới là Mặc Gia. Và đây là một trong những trường phái triết học nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại và đã từng có thời điểm phát triển huy hoàng. 

Mặc Tử đã tru du rất nhiều nước như Tề, Vệ, Tống, Ngụy, Việt và Sở,...Cũng như nhiều triết gia nổi tiếng khác ông cũng đi truyền bá tư tưởng và học thuyết được Mặc Tử tuyên truyền là thuyết "Phi công". Mặc Tử là người rất cật lực phản đối chiến tranh, ông đã từng nhiều lần ngăn cản được các cuộc chiến tranh giữa các với nhau, nổi tiếng có thể kể đến “Sở đánh Tống” hay việc thuyết phục Tề Vương bỏ ý định đánh Lỗ,...

Tư Tưởng của Mặc Tử

Trong sách Mặc Tử và Biệt Mặc nêu rõ quan điểm tư tưởng của Mặc Tử: “Giữa người với người bình đẳng, yêu quý lẫn nhau (Kiêm Ái), phản đối các cuộc chiến tranh với mục đích xâm lược (Phi Công), tôn sùng tiết kiệm, phản đối phô trương lãng phí (Tiết Dụng), coi trọng kế thừa các di sản văn hóa do người trước để lại (Minh Quỷ), tìm hiểu nắm giữ các quy luật tự nhiên (Thiên Chí).” Tư tưởng này của ông mang đến rất nhiều giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển của xã hội xưa cũng như nay. 

Tư tưởng của Mặc gia thể hiện rất rõ ở quan điểm “Phi Thiên Mệnh”. Triết học trung tâm này cho thấy ông có những quan điểm rất mới mẻ và chân thực vượt xa với thời đại, ông cho rằng: sự giàu, nghèo, khó, tho,..không phải do định mệnh của trời mà căn cơ là ở con người. Tức là, nếu bản thân mỗi người nỗ lực, kiên trì, kiếm tiền thì ắt sẽ giàu có.  Quan điểm này đi ngược với đạo Khổng - Mạnh về thiên mệnh, tính chất thần bí của Nho Giáo. Cùng với sự phát triển của Nho Giáo, Đạo Giáo, Pháp Giáo, Tư tưởng của Mặc Gia về Mặc Giáo đã góp phần hoàn thiện và làm phát triển triết học, tạo nên thời kỳ nở rộ Xuân Thu - Chiến Thực.

Những triết lý, nhân sinh quan học hỏi được từ Mặc Tử 

Triết lý nhân sinh của Mặc Tử đã để lại rất nhiều giá trị cho hậu thế. Những quan điểm, tư tưởng học thuyết của ông đưa ra đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của xã hội xưa và đến này chúng vẫn còn rất thiết thực. Những tư tưởng này chủ yếu hướng đến nhân sinh, xây dựng đạo đức con người. Và ta có thể kể đến một số chủ trường như: “chủ trường Kiêm Ái, Phi Công, Thượng Hiền, Thượng Đồng, Phi Nhạc, Phi Mệnh, Tiết Dụng, Tiết Táng”, trong đó nổi bật nhất là thuyết “Kiêm Ái”. Và để hiểu rõ về những quan điểm này bạn có thể khai thác trong cuốn sách Mặc Tử và Biệt Mặc bản dịch của Nguyễn Hiến Lê.

Giới thiệu về sách Mặc Tử và Biệt Mặc và bộ bách gia tranh minh

Giới thiệu về sách Mặc Tử và Biệt Mặc

Cuốn sách Mặc Tử và Biệt Mặc nằm trong bộ sách quý hiếm Bách Gia Tranh Minh của Nguyễn Hiến Lê. Nội dung cuốn sách nêu bật tư tưởng trọng tâm của Mặc gia về học thuyết và những quan điểm nổi bật của ông. Thêm vào đó, là những lời bình, giải thích của Nguyễn Hiến Lê giúp ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa và dụng ý mà tác giả muốn gửi gắm.

Giới Thiệu về bộ sách Bách Gia Tranh Minh

Bách Gia Tranh Minh là một trong những bộ sách nổi tiếng của Nguyễn Hiến Lê được phát hành tại Bizbooks, những cuốn sách tại đây đều là tập hợp của những triết gia nổi tiếng tại Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Hệ thống này sẽ đem đến cho bạn cái nhìn toàn diện về các trường phái Nho Gia, Đạo Gia, Pháp Gia và Mặc Gia. Bộ sách gồm 8 cuốn sách là: Hàn Phi Tử, Khổng Tử, Lão Tử, Liệt Tử Dương Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử, Trang TửTuân Tử.

Đọc thêm: thông tin chi tiết trọn bộ Bách Gia Tranh Minh tại đây,...

Tư tưởng Thượng Hiền của Mặc Tử thể hiện rất nhiều giá trị mặt đạo đức con người những vấn đề về văn hóa, chính trị và triết học,...Chính vì vậy, Sách Mặc Tử và Biệt Mặc rất đáng để tham khảo và tìm đọc