Cách xử thế của người nay - Chìa khóa của Thành công và Hạnh phúc

(3 đánh giá của khách hàng)
118,000 đ 35,400 đ

Cuốn sách Cách xử thế của người nay - Chìa khóa của Thành công và Hạnh phúc đến từ Bizbooks này trình bày nhiều phương pháp đặc biệt để giao thiệp với người, nhưng không có một phương pháp nào có tính cách xiểm nịnh, mị nhân cả; hết thảy đều dựng trên quy tắc căn bản này: thỏa hiệp với nhau để sống chung và làm việc chung với nhau. Khi đã hiểu kĩ quy tắc đó rồi thì bản tính con người ra sao ta sẽ nhận nó làm vậy và ta sẽ thành công, sẽ tạo được hạnh phúc. Có hạnh phúc là có được sự thỏa mãn trong công việc sở và ở nhà; là thấy mình hòa hợp với người khác, với xã hội; và làm cho đời sống hóa dễ dàng hơn, vui vẻ hơn. Thành công có nghĩa là đạt được mục đích mà bạn theo đuổi: hoặc tăng lương, hoặc thăng chức, hoặc được an toàn: nhưng quan trọng nhất là được người khác kính mến, vui vẻ giúp đỡ. Đọc cuốn này, bạn sẽ có dịp trao đổi tư tưởng với nhiều tâm lý gia và danh nhân.

 

Khuyến mại
  • Nhận ngay Audiobooks khi mua sách giấy(áp dụng với sách có mã cào)
  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 300.000đ

Cách xử thế của người nay - Chìa khóa của Thành công và Hạnh phúc

"Ðối nhân xử thế" là cả một "nghệ thuật".  Cuốn sách này giúp chúng ta những phương thức để đối xử sao cho đẹp lòng người.

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng, tại sao họ được nhiều người yêu quý? Tại sao có những người đời sống dễ chịu như vậy? Tại sao họ làm được mọi việc một cách dễ dàng như vậy? Tại sao họ gặp được “vận may” như vậy? Họ có bí quyết nào mà thỏa hiệp được với người khác một cách tài tình như vậy? Bí quyết đó, chúng ta có thể biết được không? Có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày được không? Tất cả những điều đó đều có thể giải thích bằng hai từ “xử thế”. Nhưng để hiểu hơn về cách xử thế của con người thì không hề đơn giản chút nào. Thu phục lòng người thông qua cách nói chuyện, giao tiếp là một trong những cách đối nhân xử thế mà chúng ta nên học tập. Khổng Tử nói rằng:“Muốn đạt đến mức đối xử với người bằng lòng nhân từ, trước hết phải làm được chuyện tu sửa bản thân mình, không ngừng nâng cao sự tu dưỡng đạo đức của chính mình đồng thời nâng cao cả cảnh giới tư tưởng. Những lời nói vừa qua của con cũng khá tốt, lúc nghèo nàn hay giàu có cũng như nhau, thì con có thể biết được mình đầy đủ mà không chạy theo những thứ ham muốn dục vọng. Khi ở chỗ cao quý hay thấp hèn cũng như nhau, thì con có thể luôn luôn khiêm nhường mà lại có lễ nghĩa. Không có ý biểu lộ bản thân dũng cảm đến mấy mà lại có sự uy nghiêm, thì con có thể cung kính đối xử với người mà không bị sai lầm đối với họ. Giao thiệp với những nhân sĩ có chí hướng, suốt đời không có hoạn nạn, thì con có thể cẩn thận lựa chọn bạn bè, lựa chọn những lời cần nói và những việc cần làm. Đây là chí hướng rất to lớn!”. Nói đến cách xử thế, đó là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua nhiều mặt như thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng đối phương để thu lại mục đích giao tiếp hiệu quả nhất. Cách xử thế của mỗi người trong giao tiếp này là khác nhau, có những người khéo léo, có những người lại rất tùy hứng và không khôn ngoan. Những hành vi mà mỗi người ứng xử ra bên ngoài là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ cá nhân. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người xung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ. Nét đẹp cách xử thế của người xưa Ngày xưa trong chế độ phong kiến và nho giáo, văn hóa xử thế luôn được đặt lên hàng đầu và luận về văn chương. Cách xử thế giữa người với người phải chuẩn mực. Người biết đối nhân xử thế sẽ được xã hội rất coi trọng và xem đây là  một tấm gương để mọi người học hỏi và noi theo. Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín là những phẩm đức mà từng con người đều cố gắng gìn giữ và đạt tới. Người xưa dùng “nhân” để đối đãi cư xử đúng mực với người khác. Mọi người đều rất coi trọng cách cư xử với người khác để xã hội không có những xung đột, tranh chấp và các thảm kịch. Mỗi người cư xử đều hướng đến mục đích chung hòa hữu và xây dựng mối quan hệ làm sao cho hòa hữu nhất. Cư xử “lễ nghĩa” để thể hiện sự tôn kính. Điều này được coi là trật tự của xã hội thời xưa, là những quy tắc giữa người với người. Dùng lễ để hạ mình, tôn người, biểu đạt sự tôn kính và tôn trọng đến người trên. Người xưa coi trọng nghĩa khí và luôn khinh thường lợi. Nhưng hiện đại đa phần coi trọng tiền tài, của cải như vậy thực sự là khác biệt rất lớn so với quan niệm của người xưa. Đối nhân xử thế người xưa luôn đặt nghĩa khí lên hàng đầu. Xử thế người xưa coi trọng chữ tín. “Tín” không chỉ là thước đo của tu dưỡng mà còn là tiêu chuẩn của chính nhân quân tử, là nguyên tắc xử thế cần phải có của người cổ đại. Cách xử thế của người nay “Học ăn - học nói - học gói - học mở”, “tiên học lễ, hậu học văn”,... đều là những xử thế từ xa xử để lại nhưng vẫn được người đời truyền nhau đến thế hệ nay. Bản thân chúng ta, ai cũng biết được cách xử thế của người nay qua chính bản thân mình. Những cư xử hàng ngày với mọi người xung quanh đánh giá được cách cư xử và văn hóa của bạn. Có một cuốn sách viết về cách xử thế của người nay mà đã bàn rất nhiều thông qua cuộc sống đời thường của những con người bình dị. Câu chuyện chân thực ấy nằm trong cuốn sách của dịch giả Nguyễn Hiến Lê - cái tên quá đỗi quen thuộc với tất cả chúng ta khi nhắc đến những tác phẩm để đời Đắc Nhân Tâm, Bài học Do Thái, Kinh Dịch,... Những câu chuyện có thực, chuyện thành công và thất bại, chuyện vui và buồn, chuyện sống và chết. Đặc biệt, sẽ có cái nhìn về cách xử thế đó với kinh nghiệm thực tế của hàng ngàn người trong các cuộc thuyết trình về giao tiếp nhân sự. Cuối mỗi câu chuyện đó, dịch giả của chúng ta sẽ tóm tắt lại thành một triết lý giản dị về sự hoạt động cá nhân mà nguyên tắc sẽ được trình bày chỉ trong một hàng chữ. Đồng thời, cũng sẽ đưa ra ít phương pháp đặc biệt về cách tiếp xúc với người khác, những phương pháp đó đã thành công mỹ mãn trong mọi việc lặt vặt hằng ngày. Dịch giả ghi rằng: “Trước hết chúng ta nên nhận rằng không ai có thể hoàn toàn trong sự giao thiệp với người khác. Ai cũng có lúc nhầm lẫn, vụng về. Loài người không thể hoàn toàn được. Nhận điều đó rồi thì ta thấy tâm hồn nhẹ nhàng hơn. Chúng ta nên nhớ các thợ dệt Ba Tư, họ cố ý để lại một lỗi dệt trên bức thảm và bảo: “Chỉ có Chúa mới hoàn toàn thôi”. Cho nên chúng ta nên yêu những nhược điểm nho nhỏ của con người. Một người có khả năng, có thiện chí thì dù bề ngoài có hơi thô lỗ, cũng dễ được cảm tình của bạn bè; trái lại không ai ưa những kẻ bề ngoài thơn thớt mà không được việc gì cả”. Cuốn này trình bày nhiều phương pháp đặc biệt để giao thiệp với người, nhưng không có một phương pháp nào có tính cách xiểm nịnh, mị nhân cả; hết thảy đều dựng trên quy tắc căn bản này: thỏa hiệp với nhau để sống chung và làm việc chung với nhau. Khi đã hiểu kĩ quy tắc đó rồi thì bản tính con người ra sao ta sẽ nhận nó làm vậy và ta sẽ thành công, sẽ tạo được hạnh phúc. Có hạnh phúc là có được sự thỏa mãn trong công việc sở và ở nhà; là thấy mình hòa hợp với người khác, với xã hội; và làm cho đời sống hóa dễ dàng hơn, vui vẻ hơn. Thành công có nghĩa là đạt được mục đích mà bạn theo đuổi: hoặc tăng lương, hoặc thăng chức, hoặc được an toàn: nhưng quan trọng nhất là được người khác kính mến, vui vẻ giúp đỡ. Đọc cuốn này, bạn sẽ có dịp trao đổi tư tưởng với nhiều tâm lý gia và danh nhân. Một số trích dẫn hay trong cuốn sách “Trong sự giao thiệp với người khác, thành hay bại là tại ta”. “Ít khi ta biết những thói xấu của ta, nhất là những thói làm cho người khác không ưa ta. Ta cần phải biết những thói đó để sửa tính”. “Phải có một thái độ vô tư khi xét các thói quen của ta”. “Có thắng được trở ngại, chúng ta mới mạnh lên được”. Với những chia sẻ thiết thực về xử thế nay được tóm gọn trong 22 chương, tôi tin bạn sẽ không bỏ qua bất cứ nội dung nào: Phần thứ nhất: Người và ta Chương 1: Thành công và hạnh phúc của ta tùy thuộc cái gì? Chương 2 :  Mặc cảm: “Trời sinh ra tôi như vậy” Chương 3:  Quy tắc căn bản Chương 4 : Làm sao tránh được tật ghét kẻ khác? Chương 5 : Luôn luôn có đi có lại Phần thứ hai:  Trao đổi ý kiến với người khác cách nào? Chương 6 : Đàm thoại là một cách trao đổi ý kiến   Chương 7 : Thư từ là hình ảnh của tư tưởng   Chương 8 : Cá tính của ta hiện rõ trong khi  điện thoại Chương 9 : Những điều nên nhớ khi  diễn thuyết Phần thứ ba: Làm cách nào cho người khác giúp đỡ ta trong công việc làm ăn? Chương 10: Làm cách nào cho khách hàng  mua giúp ta? Chương 11 : Ta gắng sức thì bạn đồng sự sẽ thưởng công ta ra sao? Chương 12 : Tìm hiểu thái độ của người trên Chương 13 : Nên có tư cách một nhà chỉ huy, đừng nên có thái độ của một ông chủ Phần thứ tư : Luyện cá tính Chương 14 : Ai cũng có thể thành một người  dễ thương. Chương 15 : Đập vỏ mà chui ra đi! Chương 16 : Cho thần kinh dãn ra để giữ sự  quân bình và sức khỏe Phần thứ năm: Gia đình là một tổ ấm hay là một vũ đài? Chương 17 : Làm cách nào để được sung sướng  mặc dù là có gia đình? Chương 18 : Trẻ con cũng là người Phần thứ sáu:  Thói quen làm cho ta thành công hay thất bại Chương 19 : Phải sai khiến được thói quen Chương 20 : Bạn có can đảm nhìn thẳng vào  mặt mình không? Chương 21 : Chuyển bại thành thắng Chương 22: Phải bắt thói quen làm việc cho ta Nếu từ trước tới nay bạn cho rằng trong đời bạn gặp toàn những hạng khó chơi, thì cuốn này thật là đáp đúng yêu cầu của bạn đấy. Nếu trái lại, các người khác vẫn thường tỏ vẻ mến bạn, sẵn sàng giúp bạn thì cuốn này càng làm cho bạn tin lối xử thế của bạn.

DỊCH GIẢ NGUYỄN HIẾN LÊ

Người dịch ĐẮC NHÂN TÂM đầu tiên tại Việt Nam được yêu thích nhất!

 

Nguyễn Hiến Lê tự là Lộc Đình, sinh năm 1912, mất năm 1984, hưởng thọ 73 tuổi. Sẽ không ngoa khi gọi Nguyễn Hiến Lê là “tượng đài văn hoá”. Cả đời ông gần như dành trọn cho nghiệp viết. Trong hơn 30 năm cầm bút, ông đã xuất bản 120 bộ sách - con số gần gấp 1,5 lần tuổi đời của ông. Viết nhiều nhưng Nguyễn Hiến Lê lại vô cùng cẩn trọng và nghiêm túc. Năm 1968, khi dịch Chiến Tranh Và Hoà Bình, do tình hình chiến sự căng thẳng, ông đã chép tay trên giấy than thành 3 bản, một đưa cho nhà xuất bản, một cất ở nhà và một gửi về quê phòng khi thất lạc. Cũng vì cẩn trọng nên ông luôn ý thức được việc phải xin phép trước khi dịch tác phẩm. Trong hồi ký, Nguyễn Hiến Lê đã kể tỉ mỉ việc ông viết thư cho tác giả Dale Carnegie để xin dịch cuốn Đắc Nhân Tâm và trở thành người đầu tiên đưa tác phẩm giá trị này về Việt Nam. Đây là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất mọi thời đại, luôn đứng đầu danh sách bán chạy nhất, được dịch sang hầu hết các thứ tiếng và có ảnh hưởng làm thay đổi cuộc đời hàng triệu người trên thế giới. Bắt đầu xuất bản ở Việt Nam từ năm 1951, Đắc Nhân Tâm nhanh chóng gây chú ý và trở thành “hiện tượng” trong ngành xuất bản khi liên tục được tái bản. Sức sống từ cuốn sách qua bản dịch của Nguyễn Hiến Lê đã ghi dấu ấn và có tầm ảnh hưởng lớn đến người đọc Việt bao thập kỷ qua. Bản thân cái tên “Đắc Nhân Tâm” là một sáng tạo đắt giá của Nguyễn Hiến Lê. Về sau các dịch giả khác đã dịch tác phẩm “How to win friends and Influence People” với những văn phong khác nhau nhưng vẫn đều sử dụng cái tên “Đắc Nhân Tâm” do Nguyễn Hiến Lê đặt bởi không có một cái tên nào khác có thể chuyển ngữ xuất sắc hơn. Bên cạnh đó, phiên bản “Đắc Nhân Tâm” của Nguyễn Hiến Lê còn có thêm chương “Những bức thư màu nhiệm”, “Bảy lời khuyên để tăng hạnh phúc trong gia đình”, đặc biệt phần “Vài câu hỏi” được ông viết thêm vào cuối sách để độc giả có thể thực hành và tự tìm câu trả lời. Sau mỗi chương lại có phần tóm tắt để độc giả dễ hiểu, dễ thấm. Nguyễn Hiến Lê không phải là người duy nhất dịch “How to win friends and Influence People” nhưng bản dịch của ông được đánh giá là súc tích nhất, toàn diện nhất và sắc sảo nhất. Thế nên, trên các diễn đàn văn học, người đời vẫn truyền tai nhau: “Muốn thành công và hạnh phúc, hãy đọc Đắc Nhân Tâm, mà phải là Đắc Nhân Tâm của Nguyễn Hiến Lê”. Cái hay, cái khiến người đọc tâm đắc có lẽ ở chính cách sử dụng ngôn từ triết lý mà gần gũi của Nguyễn Hiến Lê. Để có được những giá trị ấy, không chỉ bởi Nguyễn Hiến Lê đã tiếp xúc với tác giả, truyền tải được đúng “linh hồn” của bản gốc mà ông còn thổi vào đó nhân sinh quan của chính mình - nhân sinh quan của một hiền tài, một nhà nho, một nhà giáo, một vị học giả đáng kính. Nguyễn Hiến Lê từng tự bạch: “Ghi được một vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn, tả được một nỗi khổ của con người khiến cho đời sau cảm động, bấy nhiêu cũng đủ mang danh nghệ sĩ rồi”. Và với những gì ông để lại cho cuộc đời, Nguyễn Hiến Lê xứng đáng là một nghệ sĩ lớn trong lòng người đọc bao thế hệ ngày trước, ngày nay và cả ngày sau. Như một sự tri ân sâu sắc đến ông, tôi tin rằng BIZBooks sẽ “phục dựng” tủ sách Nguyễn Hiến Lê. Với mong muốn những cuốn sách có thể tiếp tục đồng hành cùng người Việt bao thế hệ, không chỉ với tinh thần của các tác giả thế giới mà còn với cốt cách của một Nguyễn Hiến Lê Việt Nam.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Kc IGRAM

Ông chỉ là một nhà doanh nghiệp, không có tiếng tăm gì lớn nhưng có rất nhiều kinh nghiệm. Ông đã thành công trong nhiều ngành: viết báo, làm quảng cáo, làm chủ bút, làm giám đốc phòng giao tiếp công chúng trong các công ty, hội đồng quản lý 1 hãng vận tải lớn ở Mỹ. Ông đã đi du lịch nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hạng người, diễn thuyết về giáo dục và giao tiếp về nhân sự, rút kinh nghiệm để viết nên cuốn sách về xử thế của người nay. Cuốn sách viết ra nhằm mục đích đơn giản là giúp chúng ta quên đi cái “bản ngã”, cái bản ngã mù quáng của ta để thỏa hiệp với người khác, để thành công hơn và sống sung sướng hơn. 

 

 

Mã sản phẩm 8935246919493
NĂM XUẤT BẢN 2018
NHÀ XUẤT BẢN Hồng Đức
TÁC GIẢ Nguyễn Hiến Lê
KÍCH THƯỚC 13 x 20,5 cm
SỐ TRANG 401
Đánh giá trung bình
5/5
(3 Nhận xét)
5 100%
4 0%
3 0%
2 0%
1 0%
0 0%
Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN

1, Đánh giá của bạn về sản phẩm này

  • Avatar
    Chu Tuyền
    12/09/2018
    Chu Tuyền
    Từ bé đến lớn ai cũng được dạy cách ứng xử văn hóa, nhưng cái cách tiếp thu khác nhau do đó việc ứng xử của mỗi người cũng không giống nhau. Nhưng cuốn sách này là cuốn sách mà chúng ta nên đọc. Bạn hãy tự mình cảm nhận lấy giá trị mà cuốn sách mang lại.
    Huỷ bỏ
  • Avatar
    Nguyễn Thị Thúy Nga
    12/09/2018
    Nguyễn Thị Thúy Nga
    Xử thế của mỗi người đều không giống nhau. Nếu bạn cho rằng mình là người hoàn hảo trong đối đãi, giao tiếp thì tôi không nói đến, nhưng có thể xem đây là cuốn sách cần cho những ai muốn hoàn thiện mình hơn.
    Huỷ bỏ
  • Avatar
    Hải Yến
    12/09/2018
    Hải Yến
    Đã đọc xong cuốn sách. Nếu từ trước tới nay bạn cho rằng trong đời bạn gặp toàn những hạng khó chơi, thì cuốn này thật là đáp đúng yêu cầu của bạn đấy. Nếu trái lại, các người khác vẫn thường tỏ vẻ mến bạn, sẵn sàng giúp bạn thì cuốn này càng làm cho bạn tin lối xử thế của bạn.
    Huỷ bỏ

Sản phẩm cùng danh mục

icon phone icon zalo icon angle up