Thủy quân Mỹ có một câu nói rằng: “Ai cũng muốn lên thiên đàng nhưng chẳng ai muốn chết cả”. Ai cũng có ước mơ nhưng không ai muốn bỏ ra một cái giá xứng đáng. Ai cũng muốn tốt đẹp hơn nhưng không ai sẵn sàng thay đổi hay sống kỷ luật, luôn thích sự thoải mái ngay lập tức và không nhìn thấy nỗi đau của sự hối hận.
Rất nhiều những cuốn sách về kỷ luật khác có thể cho bạn động lực, nhưng chỉ ít trong số đó giúp bạn xây dựng sự kỷ luật thực sự và phương pháp biến kỷ luật thành thói quen. Một trong số những cuốn sách đó phải kể đến cuốn sách “41 thói quen kỷ luật tự giác của người thành đạt”.
Kỷ luật tự giác không bắt bạn phải mài giũa nó từ sáng tới tối, hãy làm việc thông minh hơn và hoàn thành nhiều việc hơn với ít nỗ lực hơn. Công cụ để bắt đầu, tiếp tục, vượt qua phiền nhiễu và làm theo mọi lúc. Tác giả của cuốn sách - Peter Hollins đã nghiên cứu tâm lý học và hiệu suất con người cao nhất trong hơn chục năm và là tác giả có sách bán chạy nhất. Anh ấy đã làm việc với vô số cá nhân để khai phá tiềm năng và con đường hướng tới thành công của họ.
Thông qua cuốn sách “41 thói quen kỷ luật tự giác của người thành đạt”, tác giả cung cấp một hộp công cụ giúp bạn luôn chuyển động và hành động hướng tới mục tiêu của mình. Nó cung cấp các kỹ thuật trực tiếp để đảm bảo rằng hành động của bạn phù hợp với ý định của bạn – một nhiệm vụ không hề dễ dàng và cần kiên trì để vượt qua.
Cuốn sách với đúng 41 thói quen, bao gồm những bài học, kết hợp với việc áp dụng vào cuộc sống, tóm tắt cách thực hiện cho độc giả một hệ thống bài bản các nguyên tắc xây dựng kỷ luật tự thân.
Được chia làm 7 phần bao gồm:
1. Hãy bắt đầu
2. Hãy tập trung vào những thói quen
3. Hãy thấu hiểu cơ thể, tâm trí và tâm hồn bạn
4. Thái độ của sự thành công
5. Luôn lưu tâm, chú ý - duy trình tránh niệm
6. Tổ chức sắp xếp thời gian của bản thân
7. Tận dụng các mục tiêu và tầm nhìn
Nguyên tắc của sự kỷ luật chính là buông bỏ cái lợi trước mắt để đổi lại sự tốt đẹp của bản thân về lâu về dài. Kỷ luật bản thân chính là yêu bản thân.
Yêu bản thân không phải nuông chiều bản thân thoải mái ăn tất cả mọi thứ, yêu bản thân là nhất định không ăn vì biết nó có hại cho sức khỏe.
Yêu bản thân không phải thâu đêm suốt sáng thật thích thú mà là quyết tâm đi ngủ sớm vì sáng mai phải dậy làm việc.
Yên bản thân không phải là ngủ thoải mái 12 tiếng một ngày mà là phơi mặt ra ngoài đường để học, để tìm một giá trị thực sự.
Hy sinh cái lợi trước mắt, đổi lấy lợi ích lâu dài. Bạn muốn có sức khỏe tốt, thân hình đẹp thì phải chịu được nỗi khổ của rèn luyện, muốn cuộc sống sung túc thì phải chịu được nỗi vất vả, chăm chỉ kiếm tiền. Kỷ luật bản thân, thay đổi từng chút, chỉ thời gian ngắn sau, bạn sẽ thấy quyết định của mình đúng đắn thế nào.
1. Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân
Hãy lưu tâm đến cách bạn bắt đầu thực hiện sự kỷ luật. Sự thay đổi là một điều khó khăn và bộ não của chúng ta có xu hướng nghiêng về phía những điều mang đến cảm giác thoải mái, đó là lý do những thay đổi lớn có thể khó khăn và khiến ta bị ngợp. Vậy nên, hãy chia mục tiêu thành các bước nhỏ bền vững và có thể quản lý. Điều cốt lõi chính là thói quen và tính nhất quán.
2. Dùng hết tâm trí vào những thói quen
Kỷ luật hơn, tự chủ hơn bắt đầu bằng việc thay thế những thói quen xấu thành thói quen tốt. Quan sát thói quen hiện tại, thấu hiểu mục đích, nguyên nhân và kết quả của những thói quen ấy, hành động để điều chỉnh lại những thói quen theo hướng có lợi. Thiết lập thói quen bền vững là điều cần thiết.
3. Kỷ luật đến từ đi sâu vào cơ thể, tâm trí
Thấu hiểu cơ thể, tâm trí và tâm hồn có nghĩa là áp dụng những thái độ, tư duy có khả năng kiến tạo nên một cuộc sống kỷ luật. Hãy lập kế hoạch để giảm thiểu, loại bỏ và tránh xa cám dỗ. Xóa bỏ lầm tưởng tai hại, đó là chúng ta chỉ có thể hành động khi cảm thấy thích. Thực tế, chúng ta có thể hành động ngay cả khi không có động lực.
4. Thái độ của sự thành công
Thành công được quyết định bởi thái độ của chính chúng ta. Những người có tính kỷ luật tự giác đều biết rằng thành công trong cuộc sống của họ là trách nhiệm của riêng họ và họ làm chủ nó. Muốn thành công phải loại bỏ những thứ trong cuộc sống tưởng chừng như đang giúp chúng ta nhưng thực chất chỉ khiến chúng ta lãng phí thời gian. Hãy không ngừng tự vấn “Điều này có giúp mình tiến bộ hơn không?”
5. Duy trì chánh niệm là cách nâng cao tính kỷ luật.
Thực hành chánh niệm và thiền tập không chỉ là cách giảm thiểu căng thẳng và cải thiện sức khỏe, mà còn là những kỹ thuật để củng cố sự tự nhận thức, hạn chế sự bồng bột và nâng cao tính kỷ luật tự giác. Trên hành trình rèn luyện bản thân, bạn sẽ gặp những nỗi đau, đó là điều không tránh khỏi, và khi vượt qua được khó khăn, thì việc kỷ luật dễ dàng hơn.
>> Xem thêm: Kỷ luật tự thân: 5 hệ thống phá bỏ sự vô tổ chức, làm chủ cuộc sống
6. Thời gian quyết định thành bại
Tính kỷ luật đòi hỏi sự kiểm soát có ý thức đối với cách thức chúng ta sử dụng thời gian. Hãy bắt đầu một ngày với những mối ưu tiên của bản thân và thoát khỏi sự trì hoãn. Bởi vì sự trì hoãn có thể là một dấu hiệu cho thấy cách thức tổ chức, mục tiêu hoặc tư duy của bạn không hợp lý.
7. Tìm mục tiêu, xây dựng tầm nhìn
Cách thức mạnh mẽ để trở thành người có tính kỷ luật tự giác là kết nối với tầm nhìn về cuộc sống và hướng đến mục đích cuối cùng của bản thân. Khi bạn có được nội lực từ tầm nhìn, bạn sẽ hành động tuân theo nguyên tắc, trở nên nhiệt huyết và vững vàng theo đuổi hành trình bản thân.
Tất cả 41 bài học và những nguyên tắc sẽ giúp bạn lần lượt đạt được sự kỷ luật cần có để thay đổi bản thân. Bạn không thắng được ai hay thế giới này nếu không thắng được chính bản thân mình “41 thói quen kỷ luật tự giác của người thành đạt” sẽ giúp bạn làm điều đó.
BIZbooks trân trọng giới thiệu!
Mã sản phẩm | 8935246939949 |
NĂM XUẤT BẢN | 2023 |
NHÀ XUẤT BẢN | Hồng Đức |
TÁC GIẢ | Peter Hollins |
KÍCH THƯỚC | 14 x 20,5 cm |
SỐ TRANG | 196 |