Ngày này, không có doanh nghiệp nào có thể thành công bền vững mà không cần thương hiệu. Việc quản trị thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng và là yếu tố quyết định thành bài của công ty. Dưới dây là 5 cuốn sách quản trị thương hiệu hay nhất năm 2024 để bạn tham khảo.

1. Sách Brand Strategy - Aaker bàn về Thương hiệu

sách brand strategy

Biến thương hiệu thành “TÀI SẢN” của doanh nghiệp

Tài sản thương hiệu là tài sản vô hình, được xây dựng lâu dài với nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế, doanh nghiệp cần hoạch định những mục tiêu rõ ràng và hướng triển khai cụ thể để ngày càng gia tăng giá trị tài sản thương hiệu.

Thiết lập và phân bổ ngân sách xây dựng thương hiệu phù hợp với các loại mô hình doanh nghiệp

Cách đo lường hiệu quả của chiến lược và sách lược Xây dựng thương hiệu

Sáng tạo tầm nhìn thương hiệu - Khách hàng phải thừa nhận rằng bạn đại diện cho một thứ gì đó

Đừng bắt chước hãy học hỏi

Tạo ra các điểm chạm “đốn tim” khách hàng

Đưa ra mô hình Brand Equity – Tài sản thương hiệu

sách brand stratey

Theo đó, có 5 thành phần tạo ra tài sản thương hiệu gồm:

  • Lòng trung thành (Brand loyalty)
  • Nhận biết thương hiệu (Brand Awareness)
  • Chất lượng cảm nhận (Perceived quality)
  • Liên tưởng thương hiệu (Brand associations)
  • Các giá trị tài sản khác (Other proprietary assets).

=>> Mua sách "Brand strategy" tại đây

2. Sách Brand Story: Thổi hồn thương hiệu, làm triệu người mê

sách brand story

Brand Story: Thổi hồn thương hiệu, làm triệu người mê sẽ hướng dẫn bạn cách thức áp dụng sức mạnh của việc kể chuyện để truyền tải các thông điệp chiến lược trong thời đại truyền thông xã hội bùng nổ hiện nay.

Cuốn sách cũng giải thích tại sao việc kể chuyện rất hữu ích - cần thiết - trong việc làm cho thông điệp của bạn trở nên sống động hơn thông qua việc đưa ra các chỉ dẫn và dẫn chứng thành công cụ thể của các thương hiệu hàng đầu thế giới như Cocacola, Lifebuoy, Redbull, Knorr...

sách brand story

Một vài kiến thức để bạn sáng tạo được câu chuyện thương hiệu để đời như: suy nghĩ về tính cách và định vị của thương hiệu sau đó viết tóm lược ngắn gọn các ý tưởng cho câu chuyện thương hiệu. Hãy nhìn vào bản tóm tắt đó và xem xét những yếu tố như:

  • Sự tin cậy: Tại sao bạn đủ năng lực để bán sản phẩm này?
  • Sự khác biệt: Tại sao bạn KHÁC BIỆT với những đơn vị khác cùng bán loại sản phẩm này? (Hãy tích cực và trung thực khi trả lời câu hỏi này)
  • Mục đích: Lý do bạn lại muốn kinh doanh? Bạn đang muốn tạo ra sự khác biệt hoặc tác động gì? (Hãy thêm vào nhiều cảm xúc nhất có thể. Mọi người muốn biết bạn quan tâm tới điều gì)
  • Cốt truyện và tính cách: Điều gì làm cho câu chuyện của bạn đáng để được lắng nghe? Điều gì sẽ thu hút khách hàng ở mức độ cá nhân?

Những câu chuyện thương hiệu đáng nhớ sẽ mang đến cho bạn những điều bất ngờ, thách thức bạn và tấn công bằng một chuỗi những giá trị cảm xúc. Chúng có thể truyền đạt tính cách của bạn, chia sẻ những gì bạn đại diện, đặt ra kỳ vọng và truyền đạt giá trị của bạn.

Câu chuyện thương hiệu của bạn có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm thương hiệu. Nó không phải là một mẩu quảng cáo hay các sự thật nhàm chán.

=>> Mua sách "Brand Story" tại đây

3. Sách Brand Experience với 12,5 nguyên tắc gắn kết khách hàng với thương hiệu

sách brand experience

  • Phần 1: Tập trung vào cách định vị công ty, kinh doanh trên mặt trận nào, phương pháp để dành lấy thị phần cũng như cách sáng tạo ra Content  thu hút cho sản phẩm bạn đang cung cấp.
  • Phần 2: Cách để trở nên khác biệt, nổi bật như một cây cam trong cánh rừng xanh ngắt.
  • Phần 3: Bàn về những nguyên tắc bán hàng, cách tạo ra nhu cầu cho sản phẩm dịch vụ giúp công ty bạn trở thành lựa chọn đầu tiên của khách hàng.
  • Phần 4: Hướng dẫn bạn cách dây dựng phát triển công ty toàn diện từ trong ra ngoài.

Cuối mỗi chương sẽ có một bài tập ngắn hướng dẫn cách áp dụng những ý tưởng vào công ty của bạn. Những bài tập này được hướng dẫn để kích thích suy nghĩ, đánh giá và trao đổi mà không có cuốn sách nào đáp ứng được về XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU. Chắc chắn cuốn sách Brand Experience - 12,5 Nguyên Tắc Gắn Kết Khách Hàng Với Thương Hiệu sẽ mang đến cho bạn.

=>> Mua sách "Brand experience" tại đây

4. Sách Sự quyến rũ của thương hiệu - Xây dựng những thương hiệu ấn tượng như thế nào?

sách sự quyến rũ của thương hiệu

Tác giả của cuốn sách nói như thế này: “Khoa học” được coi là hai tiếng đầy xúc phạm đối với nhiều marketer. Họ cho rằng, khoa học vốn chỉ dành cho những nhà nghiên cứu thị trường và kìm nén sức sáng tạo. Tồi tệ hơn, họ khẳng định khoa học áp nguyên tắc lên thứ không thể giới hạn luật lệ. Xây dựng thương hiệu, theo họ, là một nghệ thuật và hẳn nhiên không đội trời chung với khoa học. Vậy nên, giữa khoa học nghiên cứu về thương hiệu và các marketer – những người hưởng lợi từ chính lĩnh vực khoa học kia lại đang tồn tại một khoảng trống khổng lồ. Hầu hết những marketer mà tôi biết vốn chỉ làm theo lòng can đảm cùng chút kinh nghiệm mà họ tích cóp được bấy lâu.

sách sự quyến rũ của thương hiệu

Trong cuốn sách, chúng ta sẽ thấy được bản chất của thương hiệu, cách thương hiệu sống trong tâm trí chúng ta và hé lộ cách sử dụng những phát hiện ấy trong phát triển thương hiệu. Suốt 10 năm qua, tác giả đã làm việc cho một công ty quảng cáo quy mô toàn cầu, một công ty định hướng chiến lược và tư vấn sáng tạo cho các cửa hàng thời trang (boutique) và thực hiện công tác truyền thông nội bộ ở một trong những thương hiệu mạnh nhất thế giới. Ông được tiếp xúc và làm việc với nhiều chuyên gia về marketing và thương hiệu, nhưng ông cho rằng, dường như mỗi người trong số họ đều có những ý tưởng riêng về cách định nghĩa và xây dựng thương hiệu. Hơn nữa, bạn đọc sẽ thấy được các nhà nghiên cứu đã đạt được bước tiến tuyệt vời trong việc phát triển những hiểu biết về thương hiệu, não bộ và mối liên hệ giữa chúng.

=>> Mua sách "Sự quyến rũ của thương hiệu" tại đây

5. Sách Thay đổi hay là chết  – Bí quyết dẫn đầu của mọi doanh nghiệp

sách thay đổi hay là chết

Thay vì thừa nhận trách nhiệm cá nhân và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của sự thiếu tăng trưởng - chính là thái độ chần chừ không đón nhận thay đổi triệt để, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp dành thời gian tìm các lý do bào chữa cho thành tích nghèo nàn của họ. một số ví dụ biện hộ thường dùng nhất: “Đó là do nền kinh tế; chúng ta sẽ tốt lên khi thời thế tốt lên”.

Nhưng bạn nên nhớ, những công ty tận tâm với sự tăng trưởng luôn đi trước đón đầu mong muốn của khách hàng, họ có dấu ấn về văn hóa và đạt được mục tiêu đó thông qua thay đổi liên tục và kiến tạo triệt để.

sách thay đổi hay là chết

Khi một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, mọi cổ đông, mọi bên liên quan - nhân viên, lãnh đạo, khách hàng, nhà cung cấp và nhà đầu tư - đều hạnh phúc và được hưởng những phần thưởng về mặt tài chính. Khi một doanh nghiệp không tăng trưởng, cũng chính các bên liên quan đó phải hứng chịu tổn thất tài chính, họ tưởng tượng về những ngày tháng tương lai tăm tối hơn hiện ra lờ mờ ở phía chân trời, và cuối cùng họ bắt đầu tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nơi khác.

=>> Mua sách "Thay đổi hay là chết" tại đây