Bản chất con người và thị trường được trích dẫn từ “Tư duy kinh tế - 50 Bài giảng để hiểu quy luật làm giàu"
Thực chất đây không phải một cuốn sách về kinh tế khô khan với những lý thuyết chuyên sâu và thuật ngữ chuyên ngành, trong cuốn sách này, tác giả chỉ đi lý giải mọi mặt của cuộc sống dưới góc độ kinh tế, bởi tất cả mọi thứ đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta không thể thoát khỏi vòng tròn này.
8 Trích dẫn từ cuốn sách “Tư duy kinh tế - 50 Bài giảng để hiểu quy luật làm giàu
(1) Bản chất con người là khát khao sự chắc chắn, nhưng thị trường thì đầy bất trắc; bản chất con người là chán ghét mất mát, nhưng thị trường đầy rẫy rủi ro.
(2) Bản chất con người là đố kỵ với những kẻ mạnh hơn mình, mà sự phát triển kinh tế và sự phân công chi tiết do thị trường mang lại chắc chắn sẽ không ngừng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách năng lực, khoảng cách nhận thức và nhiều loại khoảng cách khác giữa con người với nhau.
(3) Bản chất con người thích nhàn rỗi, ghét làm việc, ghét phải suy nghĩ, lao động và cạnh tranh, thích không làm mà vẫn có ăn, thích ăn trưa miễn phí, thích miếng bánh từ trên trời rơi xuống và có xu hướng “nằm thẳng”; trong khi thị trường lại yêu cầu mọi người phải tham gia lao động và cạnh tranh, người không làm việc thì không có ăn.
>> Tặng bạn 30% + FREESHIP TOÀN QUỐC mọi đơn hàng từ 300.000đ khi đặt trên ứng dụng ZALO hoặc áp mã BIZZALO trên website https://bizbooks.vn
(4) Bản năng của con người cũng giống như cầm thú, ưa bắt nạt kẻ yếu và sợ kẻ mạnh, kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu. Thị trường lại là một trò chơi có tổng dương và con thú nào cũng khó có thể quen với nó. Hợp tác, giao dịch với vô số, người lạ không phù hợp với bản năng nguyên thủy của con người.
(5) Bản chất con người khao khát sự tồn tại. Con người muốn tồn tại thì cần phải phân công lao động, các bộ phận nhỏ khác cũng không ngoại lệ. Phân công lao động khó tránh sự dư thừa và phát sinh giao dịch, mọi người có sở trường riêng, đem lại lợi ích cho nhau. Con người nếu không tham gia phân công hợp tác thì sẽ cô độc và dễ dàng bị tuyệt chủng.
(6) Bản chất con người khao khát sự phát triển. Ham muốn của con người là vô tận, ăn thịt nướng chưa đủ, mặc da thú chưa đủ, mà còn muốn thức ăn, trang phục, giải trí và được phẩm
(7) Con người có lý trí, có thể tổng kết rút ra được bài học, có thể nhận thức được cái giá phải trả của việc tranh cướp lẫn nhau và cái lợi của việc giao dịch tự nguyện. Rủi ro của việc suy tính làm hại lẫn nhau và lợi ích của giao dịch luôn luôn có thể kìm nén được thú tính trong nội tâm con người. Ví dụ, khi ông chủ tức giận thì muốn đánh nhân viên, khi nhân viên phẫn nộ thì muốn đánh ông chủ, khi Bên A phiền muộn thì muốn ném bản phương án lên mặt Bên B. Nhưng vì lợi ích mà mọi người đều có thể kiềm chế, có thể tiếp tục hợp tác.
(8) Con người xây dựng nên đạo đức, văn hóa và pháp luật, chống lại bạo lực, hướng đến hòa bình, tạo điều kiện cho sự tồn tại của thị trường, khiến cho con người không đến mức nhìn thấy người lạ là chạy hay rút đao chĩa về phía người đó, mà là để cho giao dịch có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi.
>> Xem thêm thông tin cuốn sách tại: https://bizbooks.vn/san-pham/tu-duy-kinh-te