Năm bước đơn giản sẽ giúp bạn mở một công ty có thể phát triển không chỉ bằng, mà còn vượt quá mong muốn, một công ty bạn tự hào làm chủ và tự hào đi lên nhanh chóng, như minh chứng cho khả năng của bạn.

Khởi nghiệp kinh doanh 

Quy trình 5 bước khởi nghiệp kinh doanh thành công

Cách tốt nhất khi bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp nhỏ là lập một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết. Khi bạn bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh nghĩa là bạn bắt buộc phải quan tâm tới nhiều vấn đề khi bắt đầu khởi nghiệp.

Hiện tại bạn có thể lo lắng vì bạn sợ hãi những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi khởi tạo một doanh nghiệp. Hãy làm theo 5 bước sau để bạn có thể giữ được bình tĩnh và nói rằng:

Bước 1: Kế hoạch chi tiết cho cuộc sống

Xây dựng một công ty mất rất nhiều thời gian và sức lực, vì thế sẽ tốt hơn khi bạn chắc chắn đuợc R.O.I của mình (return on investment: lợi ích trên đầu tư) muốn nhận đuợc. Bạn có thể có một công ty thành công nhất trên thế giói, nhưng nếu bạn ghét thực hiện, nếu công ty đi ngược lại những giá trị cốt lõi của bản thân, nếu nó không cho phép bạn quan tâm đến những gì quan trọng nhất, hoặc nếu nó chiếm hết cuộc sống của bạn, thay vì mang lại nhiều thời gian cho cuộc sống hơn, đó không phải thành công – sẽ chỉ có một công ty lớn với một gánh nặng chứ không phải một niềm vui.

Bước 2: Tầm nhìn của bạn

Công ty của bạn chính là cách giúp cho bạn thể hiện mình tốt hơn trong vai trò là một người đang tồn tại, một thành viên gia đình và một người đóng góp cho thế giới. Trong bước này, bạn sẽ xác định được khả năng của mình, tạo dựng một công ty cho phép bạn dùng chính khả năng đó để tự hoàn thiện bản thân. Trên cơ sở đó, bạn có thể đưa ra tầm nhìn tích cực và thuyết phục cho công ty mình.

Bước 3: Kế hoạch kinh doanh chi tiết

Bạn sẽ bắt đầu bằng việc lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết một sự miêu tả chính xác nhũng gì cần thiết để điều hành công ty dựa trên những yêu cầu tối thiểu hằng ngày. Đây không phải một “kế hoạch kinh doanh” được lập ra để bạn dự trù kinh phí. Thay vào đó, nó là một bản miêu tả tất cả những nhiệm vụ khác nhau sẽ thực hiện hàng ngày, nhằm phát triển mạnh công ty của bạn.

Bước 4: Hệ thống kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh cho bạn thấy những gì cần làm, sự hệ thống khiến kế hoạch đó tự hoạt động. Xây dựng hệ thống giúp bạn theo dõi và điều chỉnh hoạt động. Nó sẽ cho phép bạn, giống như chủ doanh nghiệp ngủ ngon và thỉnh thoảng có thời gian rỗi, bởi vì bạn tin rằng công ty đang hoạt động trơn tru. Trong bước này, bạn sẽ thiết lập hệ thống bạn cần để tổ chức tốt hơn công ty và tận dụng đuợc thời gian và sức lực của mình hiệu quả hơn.

Buớc 5: Đội cộng sự

Liệu bạn là người chủ duy nhất hay còn có nhiều nhân viên khác, bạn lãnh đạo một nhóm gồm những người có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty. Khách hàng là một phần trong nhóm của bạn, nhân viên và nhà cung cấp cũng vậy. Cũng có nhiều người với chuyên môn khác nhau bên ngoài (chủ ngân hàng, kế toán, luật sư…), đó là những người hỗ trợ bạn trong việc điều hành một công ty thành công. Trong bước này bạn sẽ biết cách làm sao để chiêu mộ được một đội cộng sự có tầm cỡ và nhờ họ trợ giúp để tạo dựng một công ty như mong muốn.

Kêu gọi đầu tư tài trợ cho các dự án Starup chưa bao giờ là việc dễ dàng. Bạn cần phải tạo được ấn tượng trong mắt các nhà đầu tư tiềm năng và trước hết điều quan trọng nhất là phải xác định được rõ mục tiêu khi tìm đến nhà đầu tư là gì, bạn cần hỗ trợ số tiền là bao nhiêu, nhà đầu tư của bạn là đối tượng nào, nhà đầu tư sẽ đảm nhận vai trò gì và sẽ hợp tác như thế nào? Bạn có thể đọc thêm bài viết: "Muốn startup thành công hãy tự vấn những điều này trước khi gặp nhà đầu tư"