Nhắc đến các bậc vĩ nhân, người có tầm ảnh hưởng lớn tới nền văn hóa Phương Đông nói chung hay Trung Hoa nói riêng chúng ta đều biết đến Khổng Tử. Với những tác phẩm, cuốn sách Khổng Tử đã để lại giá trị to lớn về tư tưởng, triết học, triết lý nhân sinh của ông. Và cho đến nay Đạo Khổng vẫn luôn tồn tại, song hành với sự phát triển và tiến bộ của con người.

Khổng Tử là ai?

Cuộc đời/ Tiểu sử của Khổng Tử

Khổng tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ra tại ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa) cuối thời Xuân Thu. Có nhiều tư liệu, sử sách ghi rằng Khổng Tử được sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, nhưng thực tế gia đình ông có tổ ba đời cố vấn của dòng dõi quý tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha của ông là Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua trụ nhà Thương) giữ chức quan võ thuộc ấp Trâu. 

Khổng Tử sinh ngày 27 tháng 8 âm lịch năm Canh Tuất (551 trước Tây lịch ), đời vua Châu Linh Vương năm thứ 21 nhà Châu, tương ứng với đời vua Lỗ Tương Công năm thứ 22. Năm lên 3 tuổi cha ông mất, ông sống với mẹ trong hoàn cảnh nghèo khó. Từ nhỏ Khổng Tử đã có trí học tập, là người rất thông minh, luôn luôn ham học. Năm 19 tuổi, ông kết hôn với con gái của họ thượng quan nước Tống và sanh được một người con, đặt tên là Lý Tự. Năm 21 tuổi, Đức Khổng Tử được cử làm chức Ủy Lại. Năm 22 tuổi, ông lập trường dạy học và thường được môn đồ gọi bằng phu tử. Năm 25 tuổi thì mẹ ông mất, ông bắt đầu học đàn với Sư Tương, ở nước Lỗ. Từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Những năm tru du này với ông đều không thành công vì những tư tưởng này hầu hết đều bị coi thường. Năm 68 tuổi, ông trở về quê nhà tiếp tục giảng dạy và biên soạn sách. 

Trong suốt cuộc đời giảng dạy của mình, số môn đệ của Đức Khổng Tử đã lên đến con số 3000  không kể giàu nghèo, con quan hay con dân, và trong đó có đến 72 người được xếp vào hạng tài giỏi, kỳ tài của đất nước. Về biên soạn sách Khổng Tử san định lại các kinh sách của Thánh Hiền đời trước như: “Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc và Kinh Dịch”. Sau đó, ông viết ra sách Xuân Thu và chép lại những việc của nước Lỗ và của nhà Chu. 

Cuộc đời của Khổng Tử trải qua muôn vàn khó khăn tuổi thơ thiếu thốn cho đến những tháng năm bôn ba vì sự nghiệp, vì tư tưởng truyền bá triết lý nhân sinh. Thời cuộc với bao thăng trầm, biến cố nhưng ông vẫn luôn giữ cho mình sự kiên định, tính ham học họ và xây dựng tư tưởng lớn. Tuy không gặp thời nhưng những cuốn sách Khổng Tử, những tư tưởng, triết lý ông để lại cho đời sau vẫn mãi còn giá trị và được người đời tôn kính.

Tư tưởng của Khổng Tử

Khổng Tử được coi là người sáng lập ra Nho giáo. Đây được xem là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo của Khổng Tử nhằm phát triển xây dựng một xã hội thịnh trị. 

Tư tưởng của Khổng Tử: “luôn đề cao Nhân - Lễ, Trung - Hiếu, lấy con người làm trung tâm, lấy xã hội làm gốc, coi trọng con người và đạo lý con người, xem nhẹ đạo trời.” Chính vì thế, ông luôn quan tâm tới việc giáo dục, bồi dưỡng trí thức, đạo đức cho con người. Khổng Tử coi đức là gốc rễ của con người, coi hiếu đễ là gốc của đức. 

Những triết lý, nhân sinh quan học hỏi được từ Khổng Tử 

Những triết lý, nhân sinh quan của Khổng Tử thể hiện bản chất của con người, những mối quan hệ giữa người với người và các vấn đề về đạo đức, nhân nghĩa. Hệ thống các quan điểm này được nhắc đến xuyên suốt các cuốn sách của khổng tử, các tác phẩm mà ông để lại cho nhân thế. Nhân sinh quan của Khổng Tử đã để lại rất nhiều giá trị góp phần vào sự phát triển văn hóa xã hội các nước Phương Đông và trong đó bao gồm cả Việt Nam. 

Triết học của Đức Khổng Tử nhấn mạnh: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, điều này nhấn mạnh đến sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức, chúng để hiện chính xác giữa các mối quan hệ trong xã hội, đạo đức và quy cách làm người.  “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” của Khổng Tử có ảnh hưởng rất sâu sắc trên mọi học thuyết của Trung Hoa trong suốt bề dày lịch sự hình thành của đất nước này,...

Giới thiệu về sách Khổng Tử và bộ bách gia tranh minh

Giới thiệu về sách Khổng Tử

Cuốn sách Khổng Tử là một trong những cuốn sách được Nguyễn Hiến Lê biên soạn rất kỹ lưỡng. Nội dung của cuốn sách được chia thành những phần chính sau đây: Khổng Tử bình sinh (cuộc đời của Khổng Tử), đời sống, con người, môn sinh, tư tưởng chính trị, chính sách trị dân, đạo làm người của Khổng Tử. Tất cả những tư liệu trong cuốn sách Khổng Tử được tác giả sưu tầm từ nhiều tư liệu cổ - kim, kết hợp nguồn tri thức phong phú của Nguyễn Hiến Lê. Đọc sách Khổng Tử bạn này bạn sẽ khám phá được rất nhiều giá trị về cuộc sống, con người và những triết lý nhân sinh của Đức Khổng Tử.

Bộ sách Bách Gia Tranh Minh

Cuốn sách Khổng Tử là một trong những cuốn sách quý hiếm nằm trong bộ Bách Gia Tranh Minh. Đây là bộ sách cổ của Nguyễn Hiến Lê. Tìm hiểu về những cuốn sách này bạn sẽ khai thác được rất nhiều giá trị, triết lý,  tư tưởng Trung Quốc ở thời kỳ  Xuân Thu và Chiến Quốc. Những triết lý nhân sinh này có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới cách sống và ý thức xã hội của người dân các nước Đông Á cho đến tận ngày nay. Bộ sách gồm 8 cuốn sách là:Hàn Phi Tử, Khổng Tử, Lão Tử, Liệt Tử Dương Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử, Trang TửTuân Tử.

Đọc thêm: thông tin chi tiết trọn bộ Bách Gia Tranh Minh tại đây,...

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm cuốn sách Khổng Tử cũng như bộ sách Bách Gia Tranh Minh thì hãy truy cập vào trang web Bizbook.vn, tham khảo qua các bài viết review hoặc bản đọc thử PDF của các cuốn sách này.