Kể từ khi xuất hiện cho đến nay tư tưởng Nho Gia đã có sức ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, xã hội Trung Quốc và một số nước phương đông như Nhật Bản, Hàn Quốc,... và cả Việt Nam. Nho Gia là một trong những học thuyết lớn mạnh nhất trong Bách Gia Tranh Minh. Học Thuyết này được ra đời từ thời Xuân Thu Chiến Thực, và người sáng lập là Khổng Tử. Sau Khổng Tử học thuyết này được mở rộng và phát triển hơn bởi Mạnh Tử và Tuân Tử. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, kế thừa và phát huy, hai nhà tư tưởng này lại có khá nhiều quan điểm, triết lý khác biệt nhau, chúng mở rộng và khai thác sâu hơn những giá trị của triết học giúp hoàn thiện hệ thống đạo nho gia. Những triết lý nhân sinh, quan điểm tư tưởng của họ được đưa ra rất rõ nét thông qua hai cuốn sách Tuân Tử và sách Mạnh Tử trong bộ sách Bách Gia Tranh Minh của Bizbooks.

Nếu như ta đã quá quen thuộc với thuyết “nhân chi sơ tính bản thiện” của Mạnh Tử, thì thuyết “nhân chi sơ tính bản ác” của Tuân Tử lại khá lạ và đối lập hoàn toàn với quan điểm trên. Vậy, chúng có ý nghĩa như thế nào? Quan điểm, triết lý nhân sinh của Tuân Tử có điểm gì nổi bật khác biệt so với các triết gia khác? 

Tuân Tử là ai?

Cuộc đời/tiểu sử Tuân Tử

Tuân Tử (313 TCN – 238 TCN) tên Huống , tự Khanh, cũng tự Tôn Khanh là một nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc. Tuân Tử người nước Triệu, năm 15 tuổi mới đi học ở nước Tề. Trước 40 tuổi ông luôn chuyên tâm vào việc học tập, trau dồi kiến thức. Sau năm 50 tuổi, ông chu du các nước và truyền bá tư tưởng của mình, đến nước Tề, tư tưởng của ông rất được người đời kính nể, Tuân Tử còn ba lần từng được cử làm “Tế tửu’, đây là danh hiệu vinh dự trong buổi “quốc yến”. Tuy nhiên, cũng giống như bao nhà triết gia khác, tư tưởng của ông cũng không được trọng dụng. Từ năm 60 tuổi trở đi, Tuân Tử lui về mở lớp dạy học, viết sách như Khổng Tử và Mạnh Tử. 

Tư tưởng của Tuân Tử

Cũng giống như Mạnh Tử, Tuân Tử cũng thừa kế và phát triển thêm học thuyết Nho Gia của Đức Khổng Tử, nhưng kết cuộc thì khác nhau về tao ngộ. Theo lịch sử Trung Hoa, Mạnh Tử chỉ xếp sau Khổng Tử một bậc, những học thuyết, triết lý của ông rất được người đời kính nể, sách “Mạnh Tử” được liệt vào mười ba kinh thư, mà tầng lớp trí thức cổ kim ai nấy đều học theo. Trong khi đó sách Tuân Tử lại trái ngược, quan điểm tư tưởng của ông không được nhiều người coi trọng, thậm chí có những nơi còn coi đây là điều cực đoan. Nguyên nhân, mà tư tưởng của Tuân Tử không được người đương thời trọng dụng bởi 2 nguyên nhân chính sau:

  • (1) Nhân chi sơ tính bản ác” (con người sinh ra bản tính là ác) trái ngược học thuyết của Mạnh Tử “Nhân chi sơ tính bản thiện”
  • (2) Hai môn sinh của Tuân Tử là Hàn Phi và Lý Tư là nhân vật chủ chốt của dẫn tới bạo chính của nhà Tần.

Thông qua những cuốn sách Tuân Tử ta có thể ngoài vấn đề “tính ác” với “tính thiện” ra còn một số quan điểm khác của nhà triết gia này:

  • (1) Tuân Tử quan niệm về chủ nghĩa “kinh nghiệm”.
  • (2) Tuân Tử thì đề cao ý về vấn đề chính trị, xã hội nhiều hơn, nhằm giải quyết sự việc thật
  • (3)- Trong phần tu dưỡng tâm tính Tuân Tử chủ trương “túc dục”.
  • (4)- Về phần bổng lộc, Tuân Tử thì chủ trương “vô đức bất quý, vô năng bất quan”. (kẻ thiếu đức không đáng hưởng địa vị cao sang, người thiếu tài không được làm quan), có khuynh hướng chống quy tắc thế lộc (con cháu được hưởng lộc ông cha), muốn giải thoát con người ra ngoài cương tỏa của chế độ phong kiến. Quan điểm này rất đúng với thời kỳ hiện đại và sự phát triển của con người
  • (5) Tuân Tử thích ứng với trào lưu mới luôn luôn nhấn mạnh, phải làm thế nào cho quốc gia phú cường.
  • (6) Nhấn mạnh, tánh cách quan trọng của đạo đức và nhân phẩm con người.
  • (7) Khinh miệt thuyết “hợp tung”, “liên hoành” của Tô Tần và Trương Nghi.
  • (8) Phê phán rất nghiêm khắc, các học thuyết khác đương thời,...

Những triết lý, nhân sinh quan học hỏi được từ Tuân Tử

Nho học đã phát triển và hoàn thiện hơn khi có sự đóng góp của Tuân Tử. Nếu Khổng Tử thuộc về đạo “Nhân” ( giàu tình thương, có lòng thành khẩn và tâm hồn quảng đạt), Mạnh Tử thuộc về đạo “Nghĩa” (cương trực tiết tháo, thị phi phân minh), còn Tuân Tử thì thuộc về đạo “Trí” (nhận xét sự vật bằng lý tính, phải là phải, trái là trái, không bị ảnh hưởng bởi tình cảm). Học Thuyết của Tuân Tử càng làm hoàn thiện hơn cho đạo đức chủ quan của Khổng – Mạnh, giúp cho chủ thuyết Nho học phát triển để lại những triết lý nhân sinh quan vô cùng ý nghĩa cho người đời mà đến tận nay chúng vẫn còn nguyên vẹn giá trị, giúp xây dựng một xã hội bình trị, công bằng, văn minh. 

Giới Thiệu sách Tuân Tử  và bộ Bách Gia Tranh Minh

Giới Thiệu sách Tuân Tử

Sách Tuân Tử nằm trong bộ sách Bách Gia Tranh Minh của Nguyễn Hiến Lê. Cuốn sách này là hệ thống quan điểm, tư tưởng của Tuân Tử cùng những lời bình của Nguyễn Hiến lê. Tìm hiểu về cuốn sách Tuân Tử bạn sẽ biết thêm nhiều kiến thức về triết học, văn học nho gia cùng những triết lý nhân sinh mà ông để lại cho hậu thế. Chúng đem đến cho bạn rất nhiều tri thức, nguồn tài liệu quý hiếm giúp bạn hiểu thêm giá trị cuộc sống và cách hoàn thiện phát triển mỗi ngày.

Bộ sách Bách Gia Tranh Minh

Bộ sách Bách Gia Tranh Minh của Nguyễn Hiến Lê hiện đang được phát hành tại Bizbooks. Bộ sách này bao gồm 8 cuốn sách là: Hàn Phi Tử, Khổng Tử, Lão Tử, Liệt Tử Dương Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử, Trang TửTuân Tử.

Đọc thêm: thông tin chi tiết trọn bộ Bách Gia Tranh Minh tại đây,...

Nếu bạn muốn tham khảo thêm về cuốn sách Tuân Tử này thì có thể xem quan bản đọc thử sách Tuân Tử PDF tại đây,...