Kêu gọi đầu tư tài trợ cho các dự án Starup chưa bao giờ là việc dễ dàng. Bạn cần phải tạo được ấn tượng trong mắt các nhà đầu tư tiềm năng và trước hết điều quan trọng nhất là phải xác định được rõ mục tiêu khi tìm đến nhà đầu tư là gì, bạn cần hỗ trợ số tiền là bao nhiêu, nhà đầu tư của bạn là đối tượng nào, nhà đầu tư sẽ đảm nhận vai trò gì và sẽ hợp tác như thế nào?

Để startup thành công hãy tự vấn những điều trước khi gặp nhà đầu tư

Câu hỏi đặt ra lúc này mà bạn cần tự vấn đó là bạn sẽ giữ vai trò lãnh đạo, để nhà đầu tư nắm quyền điều hành hay… bán công ty?

Startup thành công 

1. Giữ vai trò lãnh đạo

Khi bạn có ý định giữ vị trí lãnh đạo trong tay thì hãy chủ động giành thế thượng phong trong quản lý, chỉ để nhà đầu tư chiếm một phần nhỏ. Tuy nhiên để làm được điều này, bạn cần phải tìm kiếm được nhà đầu tư thích hợp và khiến họ phải tin vào khả năng lãnh đạo của bạn. Thông thường những nhà đầu tư này sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro và Facebook, Alphabet, Snap chính là những công ty đã làm hài lòng nhà đầu tư bằng cách này. Nhà đầu tư sẽ không tham gia vận hành công ty còn bạn sẽ được quyền chỉ đạo starup của mình. Tuy nhiên dù là lãnh đạo, nắm phần lớn nhưng hãy đừng làm phật ý nhà đầu tư và để đạt được điều đó, bạn cần phải thống nhất với đối tác từ trước về bản chất, thời gian của việc rút lui, nhu cầu hỗ trợ vốn trong tương lai cũng như chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra bạn cần đàm phán với nhà đầu tư về khả năng họ có thể cản trở bạn trong công việc quản lý.

Người kinh doanh dù phải làm nhiêu việc nhưng phải gói tất cả những công việc đó trong 4 bước quan trọng. Mà nếu như không thực hiện được 1 trong 4 bước thì tỷ lệ thành công của hoạt động kinh doanh đó rớt về số 0. Bnaj có thể đọc thêm bài viết "Bước để kinh doanh thành công"

2. Để nhà đầu tư nắm quyền điều hành

Có thể đến một lúc nào đó khi công ty bạn đã phát triển đến mức độ nhất định nhưng bạn không thể phát triển hơn nữa mặc dầu vẫn ôm nhiều triển vọng thì hãy tìm đến một nhà đầu tư đáng tin tưởng để trao quyền gánh vác công ty. Đối với trường hợp này, thỏa thuận giữa bạn và nhà đầu tư không còn đơn thuần chỉ là xin cấp vốn mà đã là sự tin tưởng, giao phó toàn bộ trách nhiệm lãnh đạo cho họ. Để đạt được điều này, bạn cần phải hiểu rằng khi bạn không giữ vai trò lãnh đạo nữa thì bạn sẽ trở thành người nhận quyền thiểu số và hãy đàm phán cẩn thận các vấn đề về quyền đại diện, bồi thường và rút lui cũng như cân nhắc rút một ít vốn khỏi công ty.

3. Bán công ty

Nếu bạn tính toán và nhận thấy rằng khoảng 5 năm nữa sẽ có rất nhiều rủi ro đang chờ bạn hoặc cảm thấy mình đã làm việc đủ rồi, đã đạt được những thành quả và không cần phải bươn chải nữa thì lựa chọn đầu tiên bạn có thể nghĩ tới đó là bán công ty cho nhà đầu tư. Có nghĩa là bạn sẽ rút lui hoàn toàn ra khỏi công ty của mình. Tuy nhiên điều này sẽ khiến thị trường tưởng rằng có điều không ổn đang xảy ra với công ty của bạn. Do đó dù là bán công ty nhưng hãy giữ lại một phần nhỏ trong quyền quản lý và trao phần lớn quyền điều hành cho nhà đầu tư. Thực tế có những người thực hiện vai trò quản lý xuất sắc nhưng lại không gây được quỹ trong khi đó, những người trung bình lại làm rất tốt việc này. Xin hỗ trợ vốn đầu tư không giống như các lĩnh vực khác, đòi hỏi phải tính toán và có kế hoạch chiến lược rõ ràng. Việc tìm kiếm một nhà đầu tư thích hợp chính là người sẽ mang lại giá trị lợi nhuận cho công ty của bạn hay tìm người có cùng chí hướng đòi hỏi phải dành nhiều thời gian đong đếm, nghiên cứu. Nhưng hơn hết bạn hãy lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia và đi đến quyết định rằng mình sẽ làm lãnh đạo, để nhà đầu tư nắm quyền điều hành hay dừng hẳn kinh doanh, bán công ty cho nhà đầu tư. Từ khóa:  Startup thành công