1. Quản lý bán hàng là gì ? 

Quản lý bán hàng có thể được hiểu là hoạt động quản trị của cá nhân hoặc một nhóm người thuộc lĩnh vực bán hàng hoặc những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng nhằm triển khai việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh có liên quan.

 

Quản lý bán hàng là gì ?

Hơn nữa, quản lý này cũng có nhiệm vụ phân phối hàng hóa đến những kênh phân phối theo mục tiêu đã đề ra nhằm tối ưu việc hiện diện của hàng hóa, dịch vụ với chi phí hợp lý, đạt hiệu quả tối đa và đạt được mục tiêu marketing của công ty về ngắn hạn cũng như dài hạn.

Quản lý bán hàng là quá trình xây dựng, giám sát và phát triển lực lượng bán hàng. Hoạt động quản lý bán hàng gồm việc phối hợp nhiều hoạt động và kỹ thuật bán để đạt được các mục tiêu doanh số của doanh nghiệp đề ra.

Xem thêm bài viết bán hàng là gì?

 

2. Vai trò của quản lý bán hàng 

Quản trị bán hàng được coi là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng tạo nên thành công cho các công ty bán hàng, được thể hiện qua việc: quản trị bán hàng giúp bộ phận bán hàng phối hợp với các bộ phận khác như marketing, sản xuất,...để hoàn thành chiến lược tổng thể mà công ty đề ra.

Thông qua hoạt động của quản trị bán hàng, công ty sẽ xây dựng được các mục tiêu và chiến lược bán hàng hiệu quả, tối ưu.

Thông qua quá trình quản trị bán hàng, công ty sẽ vận hành và kiểm soát hệ thống bán hàng một cách hiệu quả, hướng nguồn lực vào việc hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Quản trị bán hàng với các biện pháp như kiểm tra, giám sát và khen thưởng là một trong những yếu tố hữu hiệu để khuyến khích nhân viên sáng tạo và năng động trong hoạt động bán hàng.

Quản trị bán hàng góp phần xây dựng một lực lượng bán hàng hiệu quả, xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua việc chăm sóc khách hàng và các hoạt động khác của kênh phân phối.

Sách tham khảo: https://bizbooks.vn/san-pham/nha-quan-ly-cap-trung?

 

Sách quản lý bán hàng đỉnh cao 

 

3. Quản lý bán hàng gồm những gì ? 

Quản lý bán hàng và xây dựng đội ngũ 

Để quản lý hoạt động bán hàng bạn cần có một người quản lý bán hàng tuyệt vời. Người quản lý bán hàng là người hướng dẫn nhân viên bán hàng của bạn, chịu trách nhiệm thiết lập chỉ tiêu và mục tiêu bán hàng của họ, cũng như dẫn dắt nhân viên bán hàng đi đúng hướng.

Quản lý nhân viên và hoạt động bán hàng là phần cơ bản nhất trả lời cho câu hỏi, quản lý bán hàng gồm những gì? Hoạt động quản lý bán hàng không thể tách rời khỏi việc quản lý và xây dựng đội ngũ. Đội ngũ bán hàng là trụ cột quan trọng của công ty khi họ kết nối giữa sản phẩm và khách hàng, đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Người quản lý bán hàng thực hiện việc đưa ra chỉ tiêu, hướng dẫn, phát triển kỹ năng để nhân viên bán hàng có thể đạt các chỉ tiêu doanh số. Ngoài ra họ còn thực hiện các hoạt động xây dựng đội ngũ như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, hỗ trợ nhân viên khi khó khăn, động viên nhân viên để họ gắn bó và cống hiến cho công việc. Xây dựng đội ngũ sale thành tập thể đoàn kết và vững mạnh.

Chiến lược bán hàng

 

Chiến lược bán hàng 

Khi bạn đã có một nhóm bán hàng và biết các mục tiêu của mình, bạn có thể tự hỏi: làm thế nào để bạn thực hiện việc bán hàng? và quy trình quản lý bán hàng gồm những gì?

Khi quản lý bán hàng bạn phải xây dựng chiến lược bán hàng, nghĩa là phương pháp và cách thức làm thế nào để bạn bán được hàng và đạt các chỉ tiêu doanh số.

Mọi doanh nghiệp đều có chu kỳ và quy trình bán hàng. Đó là tất cả các bước để sản phẩm từ kho của doanh nghiệp chuyển đến tay của người tiêu dùng. Bạn nên xây dựng quy trình bán hàng, phễu bán hàng, các kênh bán hàng để giúp dễ dàng hoàn thành các giao dịch bán hàng với khách hàng.

Quy trình bán hàng

Hệ thống quy trình bán hàng là một chuỗi trực quan các hoạt động cần đạt được với mỗi khách hàng tiềm năng, từ khách hàng tiềm năng ban đầu đến khi kết thúc giao dịch.

Nói một cách đơn giản, quy trình bán hàng là cánh tay phải của nhân viên bán hàng, vì nó giúp họ làm việc có tổ chức và kiểm soát công việc của mình. Từ đó kiểm soát được kết quả.

Khi một nhân viên thấy sự tiến bộ trong kết quả làm việc của mình, họ sẽ có động lực để làm nhiều việc hơn và chinh phục nhiều thử thách hơn. Quy trình bán hàng cũng có thể giúp nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm về hiệu suất làm việc của mình.

Phân tích bán hàng

Phân tích bán hàng và phân tích báo cáo là hoạt động thường xuyên của quản lý bán hàng. Thông qua phân tích các báo cáo bán hàng, cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc, tổng quan về những kết quả và thành tựu bán hàng bạn đã đạt được, cũng như những nỗ lực nào bạn cần thực hiện để cải thiện kết quả bán hàng.

Báo cáo bán hàng liên quan đến việc sử dụng các số liệu bán hàng, hoặc các chỉ số có thể định lượng, cho bạn biết từng khía cạnh của hoạt động bán hàng của bạn đang hoạt động như thế nào và liệu bạn có đạt được mục tiêu của mình hay không.

Chỉ số đo lường trong báo cáo bán hàng

Với báo cáo bán hàng, bạn sẽ có thể đo lường bốn chỉ số sau:

  • Số lượng giao dịch, số lượng đơn hàng trong kênh bán hàng của bạn.
  • Giá trị trung bình của một đơn hàng trong kênh bán hàng của bạn.
  • Tỷ lệ chốt sales hoặc phần trăm trung bình bán hàng thành công cho tổng số giao dịch của nhân viên bán hàng.
  • Tốc độ bán hàng, tốc độ ra hàng hoặc thời gian trung bình trước khi bán thành công một đơn hàng.

 

 

LỜI KẾT

Trên đây là cái nhìn tổng quan về quản lý bán hàng gồm những gì và 3 yếu tố quan trọng nhất của quản lý bán hàng. Bạn có thể tìm đọc và bổ sung thêm thông tin. Như vậy bài viết trên bạn đã  hiểu về quản lý bán hàng gồm những gì và 3 yếu tố quan trọng nhất của quản lý bán hàng. Theo dõi ngay để nhận nhiều thông tin hấp dẫn.

Thông tin chi tiết 

Website: Bizbook.vn

Fanpage:  https://www.facebook.com/sachbizbooks/

Đọc thêm sách về quản lý bán hàng TẠI ĐÂY nhé !