1. Quản trị bán hàng là gì ? 

Khái niệm 

Quản trị bán hàng là hoạt động quản lý của một cá nhân, một đội nhóm hoặc một nhóm đội hỗ trợ lẫn nhau để làm việc. Quá trình đó bao gồm các hoạt động liên quan như: 

  • Lập kế hoạch mục tiêu bán hàng 
  • Tổ chức hoạt động mua bán nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng 
  • Kiểm soát bán hàng đạt doanh thu 

Như vậy, quản trị bán hàng là một quá trình kết hợp chặt chẽ giữa nhân viên bán hàng, khách hàng để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. 

 

Quản trị bán hàng 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải luôn không ngừng tạo ra các giá trị về mặt sản phẩm/dịch vụ nhằm tìm kiếm, phát hiện những nhu cầu, mong muốn của khách hàng mở rộng thị trường kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao độ nhận diện thương hiệu trên thị trường. 

Chính vì vậy, để quản trị bán hàng tốt, doanh nghiệp cần: 

  • Xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp 
  • Đưa ra các phương pháp phòng trừ trường hợp xấu 
  • Kiểm soát tốt nguồn nhân lực 
  • Đánh giá hoạt động bán hàng 

Mục tiêu 

Mục tiêu trong quản trị bán hàng giúp doanh nghiệp có khả năng giúp doanh nghiệp tiếp cận được thị trường. Tùy vào từng sản phẩm/dịch vụ, từng vào từng giai đoạn khác nhau, tùy vào từng mục tiêu nhắm tới, song vẫn đại loại có 3 mục tiêu chính cần xác định: 

Mục tiêu về nhân sự 

Trong lĩnh vực kinh doanh, yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu bởi nó giữ vai trò quyết định tạo ra sự sống còn của doanh nghiệp. Người ta thường hay nói là “không sợ kẻ địch mạnh, chỉ sợ đồng đội ngu” vì trên thị trường hiện nay đang cạnh tranh rất khắc nghiệt, nếu một trong những nhân sự không có tài năng, kiến thức cộng thêm yếu tố cá nhân sẽ kiến cho hiệu quả làm việc kém. Chính vì thế, khi lựa chọn tuyển dụng nhân sự bạn cần xét đầy đủ ba yếu tố cơ bản tạo nên một con người xuất sắc đó là kiến thức, thái độ và kỹ năng

được đánh giá phù hợp với vị trí, luôn hoàn thành tốt công việc, năng động sáng tạo.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có những chính sách nhân viên khen thưởng, tạo dựng mối quan hệ gắn bó, liên kết các thành viên thành 1 đội nhóm cùng biết phối hợp nhịp nhàng, kết nối tinh thần nhóm để thực hiện công việc với hiệu suất cao. 

Mục tiêu về doanh thu 

Yếu tố cốt lõi để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển đó chính là doanh thu. Doanh thu ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, nhân sự, chế độ,...Đặt ra một câu hỏi nếu không có doanh thu, doanh nghiệp có thực sự tồn tại được hay không ? Để đạt được doanh thu, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu đề ra, làm cách nào để thực hiện nó hay thực hiện như thế nào ? 

Thông qua hoạt động quản trị bán hàng doanh thu của doanh nghiệp tăng lên với số lượng sản phẩm bán ra ngày càng nhiều. Điều này đảm bảo rằng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động và sử dụng tối đa công suất.

Mục tiêu thương hiệu 

Rất ít doanh nghiệp quan tâm đến yếu tố quản trị thương hiệu. Thương hiệu cũng là yếu tố tạo nên sự uy tín trong lòng khách hàng. Bạn cần tạo ra và quản trị một thương hiệu có giá trị bền vững

Ví dụ: Thương hiệu thời trang Chanel, LV,...

Mục tiêu về khách hàng  

Biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng mục tiêu và từ khách hàng mục tiêu trở thành khách hàng trung thành. Việc này đòi hỏi đội quản trị bán hàng cần có kiến thức tốt, chuyên môn cao, kế hoạch hợp lý và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. 

Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tạo giá trị xứng với số tiền họ bỏ ra.

 

Ý nghĩa của quản trị bán hàng

 

Ý nghĩa quản trị bán hàng 

Việc quản trị hoạt động bán hàng sẽ giúp DN thực hiện tốt các mục tiêu hoạt động kinh doanh và hoạt động bán hàng để đẩy mạnh sức tiêu thụ, thu hút khách hàng nhằm chiếm lĩnh thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh, tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động quản trị như quản trị mua, bán và dự trữ hàng hóa.

Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp nâng cao tính chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở xây dựng và tổ chức các phương án bán hàng cho phù hợp với từng tình huống, từng thương vụ. Quản trị bán hàng có các ý nghĩa cơ bản sau: 

  • Thứ nhất, đảm bảo xây dựng và thực hiện được mục tiêu bán hàng của Doanh nghiệp trên cơ sở dự báo thị trường. Nhà quản trị bán hàng xác định rõ mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp trong từng giai đoạn và nỗ lực thực hiện mục tiêu đó. 
  • Thứ hai, đảm bảo phát triển được mạng lưới bán hàng phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Thứ ba, đảm bảo xây dựng được một lực lượng bán hàng có chuyên môn, có kỹ năng, có phẩm chất, có động cơ làm việc và có thành tích tốt. 
  • Thứ tư, đảm bảo nắm bắt và điều chỉnh được các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp sát với tình hình biến động của thị trường.


 

Tầm quan trọng của quản trị bán hàng 

Đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh chung và hoạt động bán hàng cụ thể. Tầm quan trọng của quản trị bán hàng phải kể đến như:

Thứ 1: Tạo Doanh Thu và Lợi Nhuận

Bán hàng đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Quản trị bán hàng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bán hàng và doanh số bán hàng, từ đó tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thứ 2: Xây Dựng Mối Quan Hệ Khách Hàng

Quản trị bán hàng không chỉ là quá trình đơn thuần bán sản phẩm mà còn liên quan đến việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Việc này giúp tạo ra sự trung thành từ phía khách hàng, giảm tỷ lệ churn, và tăng cơ hội cho việc bán thêm sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thứ 3: Quản Lý Đội Ngũ Bán Hàng

 Tạo và quản lý một đội ngũ bán hàng hiệu quả là một phần quan trọng của quản trị bán hàng. Điều này bao gồm việc đào tạo, đánh giá hiệu suất, và tạo điều kiện để nhóm bán hàng có thể hoạt động hiệu quả.

Thứ 4: Tăng Cường Hình Ảnh Thương Hiệu

Cách doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua quản trị bán hàng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu. Việc giao tiếp một cách chuyên nghiệp, đáp ứng nhanh chóng và xử lý tốt các vấn đề của khách hàng có thể tăng cường uy tín thương hiệu.

Thứ 5: Đo Lường và Tối Ưu Hóa

Quản trị bán hàng đòi hỏi việc liên tục đo lường và đánh giá hiệu suất để tối ưu hóa chiến lược bán hàng. Các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi, doanh số bán hàng, và chi phí quảng cáo là những yếu tố quan trọng để theo dõi.

Để quản trị bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống quản trị bán hàng bài bản, bao gồm các quy trình, quy định, chính sách,... phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Đồng thời, đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.


 

2.Học cách quản trị bán hàng siêu hay 

Quy trình quản trị bán hàng

Bước 1: Nghiên Cứu và Phân Tích Thị Trường

  • Thu thập dữ liệu thị trường.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bán hàng.

Bước 2: Xây Dựng Chiến Lược Bán Hàng

Hoạt Động:

  • Xác định mục tiêu doanh số bán hàng.
  • Xây dựng chiến lược giá cả và tiếp cận thị trường.
  • Lập kế hoạch quảng cáo và tiếp thị.

Bước 3: Phát Triển Sản Phẩm hoặc Dịch Vụ

  • Hoạt Động:
    • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
    • Kiểm soát chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
    • Xây dựng các tính năng và lợi ích có lợi cho khách hàng.

Bước 4: Xây Dựng Đội Ngũ Bán Hàng:

  • Hoạt Động:
    • Tuyển chọn và đào tạo nhân viên bán hàng.
    • Thiết lập mục tiêu và kế hoạch cho đội ngũ bán hàng.
    • Cung cấp các công cụ và nguồn lực cần thiết.

Bước 5: Thực Hiện Bán Hàng và Chăm Sóc Khách Hàng

  • Hoạt Động:
    • Tiếp cận và tư vấn khách hàng.
    • Thực hiện quá trình bán hàng và đàm phán giá.
    • Chăm sóc khách hàng sau bán hàng.

Bước 6: Đo Lường và Đánh Giá Hiệu Suất

Hoạt Động:

  • Sử dụng các chỉ số hiệu suất chính như tỷ lệ chuyển đổi, doanh số bán hàng, và lợi nhuận.
  • Thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng.
  • Điều chỉnh chiến lược bán hàng dựa trên dữ liệu đo lường.

Bước 7: Tối Ưu Hóa Quy Trình

Hoạt Động:

  • Xem xét và cải thiện các bước trong quy trình.
  • Áp dụng công nghệ mới để tối ưu hóa hiệu suất.
  • Tổ chức đào tạo và phát triển nhân viên bán hàng

 

ĐỌC THÊM SÁCH QUẢN TRỊ BÁN HÀNG: https://bizbooks.vn/danh-muc/marketing-va-ban-hang

 

 

Đọc sách bán hàng 

 

5 cách quản trị bán hàng siêu hay 

Hiểu rõ doanh nghiệp 

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn doanh nghiệp mình phát triển để vươn lên hàng đầu. Tuy nhiên để đạt được điều đó thì cần hiểu rõ doanh nghiệp của mình Vì trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp đồng sản phẩm cũng đang cạnh tranh với doanh nghiệp nghiệp của chúng ta. 

Xác định rõ doanh nghiệp mà mô hình SWOT để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức doanh nghiệp sẽ gặp phải. Hãy làm và thực hiện nó ngay từ khi đọc được bài viết này để nâng cấp doanh nghiệp và nâng cấp bản thân. 

Lập mục tiêu rõ ràng hiệu quả

Mục tiêu trong doanh nghiệp được chia làm nhiều loại như mình đã đề cập ở trên. và cho dù là mục tiêu là gì thì cuối cùng vẫn là để doanh nghiệp đi lên. 

Kiểm soát kho hàng 

Kiểm tra kho hàng để tránh các tình trạng mất hàng, hàng tồn. Đồng thời biết sản phẩm để khi nào cần đẩy đi và kịp thời xử lý ngay những mặt hàng bị lỗi. 

Quản lý tốt kho hàng chính là quản lý tốt nguồn vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để tránh thất thoát và không tạo ra lợi nhuận. 


 

LỜI KẾT 

Vậy là, bài viết trên đã tổng hợp cách Quản trị bán hàng dành cho mọi người trong lĩnh vực Marketing & Sale. Qua bài viết này hi vọng các bạn đọc hiểu và nắm được các kiến thức trọng tâm về quản trị bán hàng. Và nếu thấy hay hãy theo dõi kênh để nhận nhiều thông tin hấp dẫn nhé !

 

Thông tin chi tiết 

Website: https://bizbooks.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/sachbizbooks/

Đọc thêm sách về quản trị bán hàng TẠI ĐÂY nhé !