Thương hiệu là tài sản mà doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu, bởi vậy họ sẵn sàng đầu tư rất nhiều nguồn lực để có thể xây dựng cho doanh nghiệp một thương hiệu được nhiều người biết đến một cách tích cực.

Vậy thương hiệu là gì? Yếu tố nào hình thành nên thương hiệu. Hãy cùng Bizbooks tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé

thương hiệu là gì

Thương hiệu là gì?

1. Định nghĩa

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, thương hiệu được mô tả như sau: "A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers"

Thương hiệu ngoài định nghĩa là một biểu tượng, tên, ký hiệu hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác để phân biệt sản phẩm/dịch vụ giữa người bán này với người bán khác. Thương hiệu còn đóng vai trò quan trọng như một tài sản vô hình giúp xây dựng và duy trì danh tiếng, là nền tảng cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường.

2. Ý Nghĩa Của Thương Hiệu Trong Chiến Lược Kinh Doanh

Tăng Nhận Diện Thương Hiệu: Thương hiệu giúp doanh nghiệp nổi bật, tạo ra sự khác biệt và mở rộng sự nhận diện từ phía khách hàng. Sự độc đáo của thương hiệu góp phần tăng sức cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ cùng ngành.

Hấp Dẫn Khách Hàng Tiềm Năng: Các doanh nghiệp có thương hiệu uy tín, mạnh mẽ sẽ thu hút khách hàng dễ dàng hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Sự tin tưởng và ưu tiên của người tiêu dùng tăng cao khi chọn lựa sản phẩm, dịch vụ từ những thương hiệu có tiếng trên thị trường. không những vậy, việc khách hàng chủ động tìm đến doanh nghiệp thông qua thương hiệu còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực, chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng.

Đứng Vững Trên Thị Trường: Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Các doanh nghiệp đều bước vào cuộc đua xây dựng thương hiệu. Do đó doanh nghiệp nào sở hữu thương hiệu uy tín, khác biệt thì sẽ có chỗ đứng vững trên ngành đó, bởi họ đã xây dựng được lòng tin từ khách hàng, có mạng lưới khách hàng trung thành và đối tác lâu dài.

Việc đầu tư vào xây dựng và quản trị thương hiệu không chỉ tạo ra sự phát triển bền vững mà còn giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng trong thị trường đầy thách thức hiện nay.

Đọc thêm: Giá trị thương hiệu là gì? 6 phương pháp gia tăng giá trị thương hiệu hiệu quả.

phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

3. Sự Khác Biệt Giữa Nhãn Hiệu và Thương Hiệu trong Chiến Lược Kinh Doanh

Sự thiếu rõ ràng giữa nhiều định nghĩa đã dẫn đến việc nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu.

Nhãn hiệu:

  • Bao gồm những yếu tố hữu hình như từ ngữ, hình ảnh, hay biểu tượng,... có thể thay đổi linh động theo xu hướng và nhu cầu thị trường. 
  • Nhãn hiệu thường được bảo hộ bởi pháp luật trong khoảng thời gian cố định 10 năm, có khả năng gia hạn và đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu Trí tuệ.

Thương hiệu:

  • Là những yếu tố vô hình, là định vị trong lòng khách hàng trên thị trường
  • thương hiệu không nhận được sự bảo vệ pháp lý nhưng giá trị sẽ không bị hạn chế về mặt thời gian, vì đó là thành quả mà doanh nghiệp đã phải đầu tư rất nhiều thời gian, nguồn lực để gây dựng.

9 yếu tố cơ bản của một thương hiệu

1. La bàn thương hiệu (Brand Compass)

La bàn là một công cụ định hướng, vì vậy la bàn thương hiệu là bước quan trọng để xác định sứ mệnh và hướng đi của doanh nghiệp. Bao gồm năm yếu tố chính: mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và mục tiêu, Brand Compass giúp tóm tắt một cách cơ bản về bức tranh thương hiệu mà doanh nghiệp đang hướng đến. Với La bàn thương hiệu, bạn có thể phát triển kế hoạch, chiến lược cụ thể, từng bước một, để đạt được mục tiêu cuối cùng cho doanh nghiệp của mình.

2. Văn hoá công ty (Company culture)

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những điểm nổi bật thu hút sự quan tâm của mọi người trong môi trường kinh doanh. Đây không chỉ là một ưu tiên mà các doanh nghiệp chú trọng xây dựng, mà còn là yếu tố then chốt quyết định sự gắn bó lâu dài của nhân viên với tổ chức.

Một văn hóa doanh nghiệp linh hoạt, một môi trường làm việc thân thiện, gần gũi và hòa đồng, kết hợp với chính sách đãi ngộ tốt, tất cả đều góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động và thu hút những ứng viên xuất sắc. Điều này không chỉ tăng cường thời gian gắn bó của người lao động mà còn tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ về môi trường làm việc lý tưởng.

thương hiệu là gì

3. Tính cách thương hiệu (Brand Personality)

Tính cách thương hiệu cũng giống như tính cách con người, bao gồm những đặc trưng và đặc điểm nhận dạng đặc biệt, cùng với các hành động mà doanh nghiệp thực hiện. Tính cách này trở nên dễ nhận diện đối với những người quen thuộc, đặc biệt là những khách hàng trung thành. Điều này không chỉ là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng, mà còn giúp thương hiệu thu hút những đối tác có cùng tư duy và góc nhìn.

4. Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)

Kiến trúc thương hiệu là mô tả về quy trình chiến lược của doanh nghiệp đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, việc xây dựng kiến trúc thương hiệu ngay từ giai đoạn đầu là chìa khóa để phát triển, mở rộng thị phần và củng cố vị thế trên thị trường.

Kiến trúc thương hiệu không chỉ giúp người dùng tiếp cận mà còn tương tác với những giá trị liên quan đến thương hiệu. Nó bao gồm sự kết nối chặt chẽ giữa tên, biểu tượng, màu sắc, cách bày trí, chủ đề, và nhiều yếu tố khác, tạo nên một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ. Đây không chỉ là một nguồn cảm hứng mà còn là giá trị quan trọng giúp tối ưu hóa hiệu suất trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.

5. Slogan và Tên thương hiệu (Slogan & Brand Name)

Slogan, với sức mạnh của từng từ ngữ, là nơi tập trung toàn bộ tâm huyết và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Việc lựa chọn tên thương hiệu và slogan không chỉ là một quá trình sáng tạo mà còn là sự đầu tư kỹ lưỡng về thời gian và chi phí nhằm đảm bảo chúng phản ánh đầy đủ bản chất và giá trị của thương hiệu

Tên thương hiệu và slogan là một trong những yếu tố ghim sâu trong lòng khách hàng nhiều nhất. Tên thương hiệu không những mang ý nghĩa đặc biệt đối với người sáng lập mà còn phản ánh thông điệp sâu sắc về sản phẩm đến cộng đồng và khách hàng.

thương hiệu là gì

6. Bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity)

Logo, hình ảnh, khẩu hiệu,... tất cả đều là những yếu tố quan trọng trong hệ thống nhận diện thương hiệu, giúp thương hiệu gây ấn tượng mọi lúc mọi nơi. Nói một cách đơn giản, hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả những gì mọi người có thể nghe,thấy và liên tưởng  đến thương hiệu.

Một bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả không chỉ là việc trình bày logo, mà còn bao gồm cả giọng điệu, cách thức truyền đạt thông điệp (la bàn thương hiệu), và nhiều yếu tố khác. Đây là cách thương hiệu tương tác và giao tiếp với khách hàng, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và gắn kết vững chắc.

7. Giọng nói và thông điệp thương hiệu (Brand Voice & Messaging)

Ngoài hình ảnh, thương hiệu còn được nhận biết thông qua âm thanh và những thông điệp mà nó mang lại cho khách hàng, có thể là những câu chuyện, âm thanh truyền đạt.

Sự thống nhất giữa âm thanh đặc trưng và cách truyền đạt thông điệp giúp khách hàng dễ dàng nhận diện. Giọng nói thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu, thâm nhập vào tiềm thức và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ. Việc này giúp khách hàng nhận ra thương hiệu ngay lập tức khi được gợi nhắc, tạo ra một kết nối mạnh mẽ và hiệu quả với khách hàng.

8. Website doanh nghiệp

Website được coi như địa chỉ trực tuyến, hình ảnh đại diện và gian hàng online của doanh nghiệp. Nó không chỉ là công cụ mà còn là gương mặt đại diện của doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu.

Tại đây, mọi thông tin về doanh nghiệp, tin tức nóng hổi và những sản phẩm/dịch vụ mới sẽ được cập nhật liên tục và nhanh chóng. Website của doanh nghiệp không chỉ là điểm đến thuận tiện cho khách hàng, mà còn là cầu nối tới một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Nó không chỉ tăng hiệu quả truyền thông mà còn mở rộng không gian bán hàng, nâng cao độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu.

thương hiệu là gì

9. Phương tiện truyền thông (Social media)

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, mọi người dành từ 3 đến 5 tiếng mỗi ngày cho mạng xã hội. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho việc tiếp cận khách hàng trên phạm vi rộng, thông qua việc đăng quảng cáo, sản phẩm, và tin tức trên các nền tảng mạng xã hội.

Social media không chỉ là một công cụ tuyệt vời cho mỗi doanh nghiệp để tăng độ nhận diện thương hiệu, mà còn giúp tăng cường tương tác với khách hàng và kích thích hành động mua hàng nhanh chóng và tiện lợi - và quan trọng hơn nữa tất cả điều này đều miễn phí. Tuy nhiên, để đạt được những hiệu quả này, đầu tư vào hình ảnh và nội dung là chìa khóa để thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng.

10. Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador)

Đại sứ thương hiệu không chỉ là gương mặt đại diện cho thương hiệu mà còn là người góp phần quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, giúp thương hiệu truyền tải thông điệp một cách hiệu quả đến khách hàng mục tiêu.

Lựa chọn đại sứ thương hiệu đòi hỏi sự phù hợp với tính cách và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Đồng thời, độ uy tín và sự đánh giá cao từ phía khách hàng là yếu tố quyết định. Thông thường, doanh nghiệp sẽ lựa chọn những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn để làm đại sứ thương hiệu. Tuy nhiên, việc chọn lựa cần tuân theo các tiêu chí như tệp người theo dõi, phong cách cá nhân, và nhiều yếu tố khác. Chỉ khi đại sứ thương hiệu phản ánh đúng hình ảnh sản phẩm/dịch vụ và tương tác hài hòa với người dùng, thương hiệu mới có thể gần gũi và xây dựng lòng tin vững chắc từ phía khách hàng.

Lời kết:

Qua bài viết, Bizbooks đã chỉ ra được thương hiệu là gì? và khái quát 10 yếu tố hình thành nên thương hiệu. Hy vọng những thông tin tỏng bài viết sẽ mang lại giá trị đến bạn đọc. Đừng quên theo dõi Bizbooks thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về sách và đời sống.

Đọc thêm:

Bật mí 5 bước xây dựng câu chuyện thương hiệu hiệu quả cho doanh nghiệp

Chiến lược thương hiệu là gì? Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu tối ưu cho doanh nghiệp

 

Tham khảo tủ sách xây dựng thương hiệu của Bizbooks dưới đây:

sách thương hiệu bizbooks